BÀI 11. BÀI TẬP ĐỘ CAO CỦA ÂM

Chia sẻ bởi Lê Thìn | Ngày 17/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: BÀI 11. BÀI TẬP ĐỘ CAO CỦA ÂM thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

BÀI 11
ĐỘ CAO CỦA ÂM

I – BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.
Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào không được coi là dao động ?
Một ô tô đang chạy trên đường.
Cành cây lay động trong gió nhẹ.
Một người ngồi trên võng đu đưa.
Chuyển động của quả lắc đồng hồ treo tường.
Vật phát ra âm cao hơn khi nào ?
Khi vật dao động mạnh hơn.
Khi vật dao động chậm hơn.
Khi vật bị lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.
Khi tần số dao động lớn hơn.
Tần số là gì ?
Tần số là số dao động trong một giờ.
Tần số là số dao động trong một phút.
Tần số là số dao động trong một giây.
Tần số là số dao động trong một thời gian nhất định.
Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau :
Âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng chậm.
Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn.
Âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng cao.
Âm phát ra càng thấp khi tần số dao động càng nhanh.
Vật nào sau đây dao đọng với tần số lớn nhất ?
Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động.
Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động.
Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động.
Khi nào ta nói, âm phát ra trầm ?
Khi âm phát ra với tần số cao. B. Khi âm phát ra với tần số thấp.
Khi âm nghe to D. Khi âm nghe nhỏ.
Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn, ta có thể có kết luận nào sau đây ?
Khi gảy đàn, nếu :
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có ra có tần số càng lớn.
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ.
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe được càng to.
Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng nhỏ.
Chọn câu sai :
Tai người chỉ có thể nghe được âm có tần số trong một khoảng nhất định.
Đơn vị của tần số là héc.
Các âm có độ cao khác nhau có tần số khác nhau.
Căn cứ vào tần số ta chưa thể so sánh được độ cao của âm.
Khả năng cảm nhận âm thanh của người có đặc điểm gì ?
Tất cả mọi người có khả năng cảm nhận âm thanh như nhau.
Mỗi người có khả năng cảm nhận âm thanh khác nhau.
Những người bằng tuổi có khả năng cảm nhận âm thanh giống nhau.
Những người cùng giới tính có khả năng cảm nhận âm thanh giống nhau.
Chọn ý kiến đúng.
Để so sánh tần số dao động của các nốt nhạc,có các ý kiến sau :
Các nốt nhạc có tần số tăng dần từ âm “đồ” đến âm “si”.
Các nốt nhạc có tần số giảm dần từ âm “đồ” đến âm “si”.
Các nốt nhạc có tần số giống nhau nếu đánh từ cùng một cái đàn.
Các nốt nhạc có tần số giống nhau nếu do cùng một người đàn.
Trên đàn ghita, dây to thường phát ra âm trầm, dây nhỏ (mảnh) thường phát ra âm cao, giải thích nào sau đây là đúng ?
Dây to dao động số lần ít hơn dây nhỏ.
Dây to dao động yếu hơn dây nhỏ.
Trong một giây thì dây to dao động nhiều lần hơn dây nhỏ.
Trong một giây thì dây to dao động ít lần hơn dây nhỏ.
Dùng tay gảy đàn, ta nghe được âm thanh phát ra, độ cao, thấp của âm phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Độ căng của dây.
Độ to, nhỏ của dây.
Độ nặng, nhẹ của tay gảy.
Chỉ phụ thuộc vào 2hai yếu tố A, B.
Chọn đáp án đúng.
So sánh độ trầm, bổng của các âm thanh từ các dây đàn sau :
Dây 1 thực hiện được 1000 dao động trong một giây cho âm cao nhất.
Dây 2 thực hiện được 5000 dao động trong một phút cho âm cao nhất.
Dây 3 thực hiện được 10000 dao động trong một giờ cho âm cao nhất.
Cả ba dây cho âm thanh trầm, bổng khác nhau.
Chọn câu đúng.
Tai người nghe được âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz
Tai người nghe được âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz.
Tai người nghe được âm thanh có tần số từ 20Hz đến 20000Hz.
Tai người nghe được tất cả các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thìn
Dung lượng: 29,39KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)