Bài 10. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
Chia sẻ bởi Lê Mỹ Quỳnh Như |
Ngày 08/05/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Lê Mỹ Quỳnh Như
Class: 8.2
Một số giải pháp hạn chế túi nilon
Đứng trước những hiểm họa môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, nguyên nhân từ một số lý do như sau:
Một là: chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông.
Hai là, cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước.
Ba là, kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.
Bốn là, ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen việc dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.
Năm là,chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.
Một số đề xuất hướng giải quyết đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
Một là, phải coi túi nilông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo.
Hai là, cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi ni-lông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi nilông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi ni-lông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước..
Ba là, nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý: Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ.
Bốn là, cần tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm.
Năm là, vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi nilông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi nilông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi nilông bảo vệ môi trường.
Một số giải pháp đối với hội viên, nông dân:
Một là, Hội Nông dân các cấp cần tuyên truyền cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu được tác hại của việc sử dụng túi nilông đối với môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai.
Hai là, phải khuyến khích việc hạn chế sử dụng túi nilông, thay thế bằng các vật liệu khác không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Ba là, tích cực vận động hội viên, nông dân thu gom túi nilông đúng quy định, không vứt, bỏ bừa bãi.
Việt Nam trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cộng đồng đã và đang rất quan tâm tới vấn đề chất thải túi ni-lông với nhiều sáng kiến được đưa ra áp dụng như: các chiến dịch truyền thông “nói không với túi ni-lông”, “ngày không túi ni-lông”.
Tuy nhiên, nếu chỉ riêng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ chưa đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi ni-lông gây ra. Điều quan trọng nhất là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này.
Trong khi chưa có những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi ni-lông, mỗi người dân chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi ni-lông gây ra cho sức khoẻ và môi trường sống. Chỉ cần một hành động nhỏ như thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Điều cần thiết hơn chính là việc Hội Nông dân các cấp cần tích cực tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến mọi hội viên, nông dân, nhằm nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính mỗi hành động hàng ngày.
Để có thể hạn chế và xa hơn là cấm sử dụng túi ni lông (loại mỏng dùng một lần), trước hết phải xác định loại hình túi đựng hàng có thể thay thế túi ni lông ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý sẽ đưa ra chính sách nhằm định hướng người bán lẻ cũng như người tiêu dùng chuyển từ sử dụng túi ni lông sang loại túi đựng hàng thân thiện với môi trường hơn một cách tự nguyện hay bắt buộc. Tuy nhiên tác hại do túi ni lông sẽ giảm nhưng đồng thời cũng có thể phát sinh ra những vấn đề khác nghiêm trọng hơn từ những túi thay thế. Vì vậy, cần lựa chọn một loại túi vừa đảm bảo về mặt môi trường nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta.
Dựa vào kinh nghiệm của một số nước đi trước cũng như trên thực tế có thể sử dụng một số loại túi đựng hàng thay thế túi ni lông hiện đang có trên thị trường như:
- Túi giấy
- Túi vải sử dụng nhiều lần
- Túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần
- Túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học
Tại các chợ, các siêu thị, các trung tâm thương mại loại túi HDPE mỏng thường được sử dụng một lần. Tuy được sản xuất để sử dụng một lần nhưng một số ít vẫn được các hộ gia đình tái sử dụng cho các mục đích trong gia đình, chủ yếu là lót thùng rác, bao gói thực phẩm, vật dụng… Vì giá trị kinh tế của túi ni lông loại mỏng này không cao nên mặc dù vẫn có một số cơ sở tái chế, chúng không được các đại lý ve chai thu mua, vì vậy, cuối cùng vẫn được thải bỏ lẫn với rác sinh hoạt hoặc phát tán khắp nơi gây ô nhiễm môi trường .
Để tăng cường thu gom và tái chế loại túi ni lông đang rất thông dụng này, cơ quan quản lý cần phối hợp với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư, các chung cư… bố trí các điểm thu gom dành riêng cho túi ni lông. Trước mắt, trong giai đoạn đầu có thể phối hợp bố trí các điểm thu gom tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Có thể khuyến khích khách hàng giao nộp túi ni lông bằng cách tính điểm thưởng trong phiếu thưởng theo số lượng túi giao nộp. Sau đó, các điểm thu gom sẽ dần được mở rộng trên khắp các địa bàn. Việc vận hành và duy trì các điểm thu gom này có thể giao cho các đơn vị tái chế túi ni lông đảm nhận.
Một số hình ảnh tham khảo
Class: 8.2
Một số giải pháp hạn chế túi nilon
Đứng trước những hiểm họa môi trường nói trên, Việt Nam đang tích cực vận động người dân hạn chế sử dụng ni-lông bằng cách tuyên truyền về tác hại của nó, tổ chức phát miễn phí các loại túi dễ phân huỷ thay thế túi ni-lông, tổ chức các “Ngày không túi ni-lông” ở nhiều địa phương… Tuy nhiên, hiệu quả của những giải pháp hiện tại là chưa cao, nguyên nhân từ một số lý do như sau:
Một là: chưa có loại bao bì nào tiện lợi và rẻ hơn để thay thế túi ni-lông: Cuộc sống càng đi lên thì việc bọc, lót, gói đựng hàng hoá càng trở thành một phần quan trọng và tất yếu của cuộc sống. Dù biết túi ni-lông có hại, nhưng việc loại nó khỏi cuộc sống không dễ bởi chưa tìm được thứ gì rẻ hơn và tiện hơn để thay thế túi ni-lông.
Hai là, cách thu gom rác thải túi ni-lông hiện không hiệu quả: Dù cố gắng đến đâu, lực lượng thu gom của công ty môi trường đô thị, của các lao động tự phát cũng không thể thu gom toàn bộ rác thải và túi ni-lông thải ra trong cả nước.
Ba là, kêu gọi hạn chế ở ngọn, bỏ lỏng kiểm soát ở gốc: Việc kêu gọi hạn chế sử dụng túi ni-lông cũng sẽ không hiệu quả, khi không quản lý được việc sản xuất và cung cấp túi ni-lông, dẫn tới việc người bán hàng sẵn lòng phục vụ người mua túi ni-lông, còn người mua chấp nhận sự phục vụ này không cần suy nghĩ. Hiện không rõ cả nước có bao nhiêu cơ sở sản xuất túi ni-lông, hàng năm Việt Nam tiêu thụ bao nhiêu tấn túi ni-lông các loại, thu gom và tái chế được bao nhiêu, còn bao nhiêu thải loại ra môi trường.
Bốn là, ý thức bảo vệ môi trường của xã hội chưa cao: Mọi người đã quá quen việc dùng túi ni-lông, quen đến nỗi, nhiều khi không cần vẫn sử dụng. Việc túi ni-lông tiện, rẻ và được phục vụ cho không đã làm mất thói quen suy nghĩ, cân nhắc sự lợi hại của việc dùng túi hay không dùng túi của cộng đồng xã hội.
Năm là,chưa coi túi ni-lông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Tác hại của túi ni-lông đối với môi trường là nghiêm trọng, nhưng theo phân loại rác thải hiện tại, nó không phải loại rác thải nguy hiểm, độc hại (hoá chất, phóng xạ, truyền bệnh…) cần sự quản lý, xử lý đặc biệt.
Một số đề xuất hướng giải quyết đối với các cơ quan quản lý nhà nước:
Một là, phải coi túi nilông là một sản phẩm huỷ hoại môi trường nghiêm trọng cần quản lý nghiêm ngặt: Đây là cơ sở pháp lý, theo góc độ quản lý nhà nước, tạo điều kiện thực hiện hiệu quả các giải pháp tiếp theo.
Hai là, cần có sự kiểm soát nghiêm ngặt túi ni-lông tại gốc: Đó là việc kiểm soát có chế tài số các cơ sở sản xuất túi ni-lông cũng như sản lượng túi ni-lông hàng năm; là việc kiểm soát lượng tiêu thụ túi ni-lông của những hộ tiêu thụ lớn. Có thể đặt ra thuế bảo vệ môi trường đặc biệt đối với loại hàng hoá túi nilông, vừa đánh vào người sản xuất, vừa đánh vào người tiêu dùng. Có thể đặt ra các mức khen thưởng và trừng phạt khác nhau liên quan tới việc sử dụng túi ni-lông. Đây cũng là việc của các cơ quan quản lý nhà nước..
Ba là, nghiên cứu sản xuất các loại bao bì khác, vừa tiện lợi, dễ phân huỷ, vừa có có giá cả hợp lý: Đây là việc của các nhà khoa học, của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ.
Bốn là, cần tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng xã hội về tác hại của túi ni-lông: Đây là việc của toàn bộ cộng đồng xã hội nhưng các cơ quan quản lý nhà nước vẫn phải là người khởi xướng và chịu trách nhiệm.
Năm là, vận động cộng đồng xã hội hạn chế sử dụng túi nilông, bảo vệ môi trường: Đây là việc người mua và người bán cần luôn cân nhắc xem lúc nào thì sử dụng và lúc nào không cần sử dụng túi nilông; Là việc phân loại, thu gom hiệu quả túi nilông bảo vệ môi trường.
Một số giải pháp đối với hội viên, nông dân:
Một là, Hội Nông dân các cấp cần tuyên truyền cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu được tác hại của việc sử dụng túi nilông đối với môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai.
Hai là, phải khuyến khích việc hạn chế sử dụng túi nilông, thay thế bằng các vật liệu khác không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Ba là, tích cực vận động hội viên, nông dân thu gom túi nilông đúng quy định, không vứt, bỏ bừa bãi.
Việt Nam trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cộng đồng đã và đang rất quan tâm tới vấn đề chất thải túi ni-lông với nhiều sáng kiến được đưa ra áp dụng như: các chiến dịch truyền thông “nói không với túi ni-lông”, “ngày không túi ni-lông”.
Tuy nhiên, nếu chỉ riêng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ chưa đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi ni-lông gây ra. Điều quan trọng nhất là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này.
Trong khi chưa có những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi ni-lông, mỗi người dân chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi ni-lông gây ra cho sức khoẻ và môi trường sống. Chỉ cần một hành động nhỏ như thay đổi thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý, sử dụng nhiều lần… cũng đã làm cho môi trường giảm đi được rất nhiều ô nhiễm. Điều cần thiết hơn chính là việc Hội Nông dân các cấp cần tích cực tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến mọi hội viên, nông dân, nhằm nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường bằng chính mỗi hành động hàng ngày.
Để có thể hạn chế và xa hơn là cấm sử dụng túi ni lông (loại mỏng dùng một lần), trước hết phải xác định loại hình túi đựng hàng có thể thay thế túi ni lông ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý sẽ đưa ra chính sách nhằm định hướng người bán lẻ cũng như người tiêu dùng chuyển từ sử dụng túi ni lông sang loại túi đựng hàng thân thiện với môi trường hơn một cách tự nguyện hay bắt buộc. Tuy nhiên tác hại do túi ni lông sẽ giảm nhưng đồng thời cũng có thể phát sinh ra những vấn đề khác nghiêm trọng hơn từ những túi thay thế. Vì vậy, cần lựa chọn một loại túi vừa đảm bảo về mặt môi trường nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta.
Dựa vào kinh nghiệm của một số nước đi trước cũng như trên thực tế có thể sử dụng một số loại túi đựng hàng thay thế túi ni lông hiện đang có trên thị trường như:
- Túi giấy
- Túi vải sử dụng nhiều lần
- Túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần
- Túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học
Tại các chợ, các siêu thị, các trung tâm thương mại loại túi HDPE mỏng thường được sử dụng một lần. Tuy được sản xuất để sử dụng một lần nhưng một số ít vẫn được các hộ gia đình tái sử dụng cho các mục đích trong gia đình, chủ yếu là lót thùng rác, bao gói thực phẩm, vật dụng… Vì giá trị kinh tế của túi ni lông loại mỏng này không cao nên mặc dù vẫn có một số cơ sở tái chế, chúng không được các đại lý ve chai thu mua, vì vậy, cuối cùng vẫn được thải bỏ lẫn với rác sinh hoạt hoặc phát tán khắp nơi gây ô nhiễm môi trường .
Để tăng cường thu gom và tái chế loại túi ni lông đang rất thông dụng này, cơ quan quản lý cần phối hợp với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư, các chung cư… bố trí các điểm thu gom dành riêng cho túi ni lông. Trước mắt, trong giai đoạn đầu có thể phối hợp bố trí các điểm thu gom tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Có thể khuyến khích khách hàng giao nộp túi ni lông bằng cách tính điểm thưởng trong phiếu thưởng theo số lượng túi giao nộp. Sau đó, các điểm thu gom sẽ dần được mở rộng trên khắp các địa bàn. Việc vận hành và duy trì các điểm thu gom này có thể giao cho các đơn vị tái chế túi ni lông đảm nhận.
Một số hình ảnh tham khảo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Mỹ Quỳnh Như
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)