Bài 10. Ôn tập truyện kí Việt Nam

Chia sẻ bởi Phùng Thảo Huyền | Ngày 03/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ôn tập truyện kí Việt Nam thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

chào mừng các thầy cô giáo và các bạn
đến với tiết
ngữ văn của lớp 8c5
chào mừng các thầy cô giáo
và các bạn đến với tiết
ngữ văn của lớp 8c5
Nam Cao(1915-1951). Tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân ( nay là xã Hoà Hậu, Huyện Lí Nhân) tỉnh Hà Nam. Là nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều tác phẩm dài, chân thực viết về người dân nghèo và tri thức nghèo trong xã hội cũ. Sau CM Nam Cao chân thành tận tuỵ sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông hi sinh trên đường đi công tác. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
Ôn tập truyện kí Việt Nam
Tác giả
Truyện ngắn" lão hạc"
Năm tác phẩm ra đời:1943
Thể loại: Truyện ngắn (đoạn trích)
Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Tóm tắt: Lão Hạc là người sống trong sự cô đơn và tẻ nhạt. Vợ lão chết sớm, con trai lão yêu một đứa con gái trong làng. Nhà gái cho cưới nhưng thách quá cao nên lão không thể lo cho con nên khuyên con bỏ mối này. Thằng con nghe lời nhưng phẫn chí bỏ nhà đi làm ở đồn điền cao su. Trước khi đi nó mua cho lão Hạc một con chó Vàng làm bầu bạn. Lão Hạc yêu thương con chó như người thân trong gia đình. Những tình cảm của lão dành cho con trai lão đặt hết vào con chó. Nhưng sau một trận ốm nặng lão không còn khả năng nuôi con chó nữa, qua những lần do dự cuối cùng lão cũng bán đi con chó Vàng. Sau đó lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn và một ít tiền cho con trai lão khi trở về, và một ít tiền để ông giáo lo ma chay cho lão. Lão Hạc đã tự tử bằng bả chó khi không còn hi vọng vào cuộc đời.
Tác phẩm "lão Hạc"
Đề tài chủ đề: Một ông giáo nghèo- tự trọng đã dằn vặt đau khổ vì chót lừa một con chó
Nội dung co ban: Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
Nghệ thuật chủ yếu: Miêu tả chuyển biến tâm lí sâu sắc, kể chuyện linh hoạt giọng văn trầm buồn trữ tình- triết lí
tổng kết
Nhận xét
?Nhận xét
?Các điểm giống và khác nhau giữa các tác phẩm 2-3-4
+/ Giống nhau:
*Về thể loại:
- Văn bản tự sự hiện đại
*Thời gian: trước CM giai đoạn 30-45
*Giá trị nội dung:
Chan chứa tính nhân văn, ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ và đáng quý của con người và tố cáo sự xấu xa
*Đề tài: Chủ đề con người và cuộc sống xã hội đương thời của các tác giả
*Nghệ thuật:
-Bút pháp chân thực và gần gũi với cuộc sống ngôn ngữ giản dị cách kể chuyện cụ thể sinh động, hấp dẫn
+/ Khác nhau:
*Về nội dung
"TôI đI học" nói về những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đI học. "Trong lòng mẹ":nỗi cay đắng tủi cực và tình yêu mẹ mãnh liệt của bé Hồng. "Tức nước vỡ bờ" vạch trần bộ mặt độc ác của chế độ thực dân. " Lão Hạc" nói lên số phận đau thương của người nông dân trước CM tháng 8
* Về nghệ thuật:
"Tôi đi học"sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả gợi cảm diễn tả đặc sắc tâm trạng nhân vật, kết hợp nhiều các biện pháp so sánh, nhân hoá ẩn dụ. "Trong lòng mẹ" là thể loại văn hồi kí trữ tình tha thiết. "Tức nước vỡ bờ" khắc hoạ tính cáchvà nhân vật rất sinh động và hấp dẫn nhờ các phương thức biểu đạt. "Lão Hạc" nhân vật được đào sâu tâm lí, truyện kể thật tự nhiên, linh hoạt vừa chân thực vừa đậm chất trữ tình.
?Đánh giá chung về những điểm giống nhau:
-Đó chính là những đặc điểm của dòng văn học hiện thực Việt Nam trứoc CM tháng 8. Dòng văn học bắt nguồn từ những năm 20Nhưng phát triển mạnh mẽ và rực rỡ vào những năm 30- đầu những năm 40 của thễ kỉ XX. Đã đem lại cho văn học Việt NamNhững tên tuổi nhà văn và tác phẩm kiệt xuất: Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển.
-Văn học hiện thực phê phán đã góp phần vào quá trình hiện đại hoá văn học ở các mặt: đề tài, chủ đề, thể loại, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ...
?Nhân vật và đoạn văn mà em thích nhất:
*Đoạn văn trích: "Tức nước vỡ bờ"
".Cai lệ tát vào mặt chị...théi trói vợ chồng kẻ thiếu sưu."
Đoạn văn tự sự kể về việc chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ. Đoạn văn được nhà nghiên cứu, phê bình Vũ Ngọc Phan đánh giá là viết tuyệt khéo vì tác giả đã tạo dựng một tình huống đặc biệt. Khi mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm. Bằng mọi cách chị hạ mình nhẫn nhục van xin thê thảm nhưng dường như tất cả sự chịu đựng đều đã tới giới hạn tận cùng mà tên cai lệ vẵn hung hăng liền tới! Khi hắn đấm thặng vào ngực chị thì mọi uất ức bỗng trào lên như nước vỡ bờ. Cái hay của đoạn ở chỗ tác giả đã dùng một hệ thống từ ngữ có sức thuyết phục mạnh mẽ tạo tính hình tượng, các câu văn liền mạnh nối nhau như những thước phim quay chậm làm hiện lên cảnh chị Dậu tức giận tới cực điểm:"nghiến hai hàm răng".các hành động túm lấy, ấn dúi, xô đẩy, ngã chỏng quèo.Trong lời kể của tác giả ta thấy có sự miêu tả chi tiết có cả thái độ biểu cảm hả hê trước sức mạnh chiến thắng của người phụ nữ dũng cảm, kiên cường chống lại cái ác, bất công. Vì vậy đoạn văn đuợc đánh cao và xem như tác giả viết truyện khéo.
Cảm ơn các thầy cô và
các bạn đã đến tham gia tiết học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Thảo Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)