Bài 10. Ôn tập truyện kí Việt Nam

Chia sẻ bởi Lê Nguyễn Việt Hoàng | Ngày 02/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Ôn tập truyện kí Việt Nam thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CÁC LOẠI DẤU CÂU ĐÃ HỌC
Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy
Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu ngạch ngang
Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép
1.Nhiệm vụ 1:
a)Kết nối tên dấu câu và nội dung công dụng sao cho phù hợp với từng loại dấu câu đã học?
Dấu câu
Công dụng
1.Dấu chấm
a) Kết thúc câu nghi vấn
2.Dấu chấm hỏi
b) Kết thúc câu cảm thán hoặc câu cầu khiến
3.Dấu chấm than
c) Kết thúc câu trần thuật
PHIẾU HỌC TẬP THEO HỢP ĐỒNG
4.Dấu phẩy
d)- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
5.Dấu chấm lửng
đ)Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:
+Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.
+ Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu
+ Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
+ Giữa các vế của một câu ghép
6.Dấu chấm phẩy
e) - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
7.Dấu gạchngang
g) Dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
8.Dấu ngoặc đơn
h)- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
9.Dấu hai chấm
k) - Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; Đánh dấu tên tác phẩm , tạp san…được dẫn
10.Dấu ngoặc kép
i)- Đánh dấu ( báo trước ) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó;
- Đánh dấu ( báo trước ) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép ) hay lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang ).
1b)Nối cột A với cột B sao cho phù hợp với lỗi thường gặp về dấu câu?
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
a)Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt vui tươi và sáng sủa.
2. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
b) Một con chim liệng đến đứng bên bờ cửa sổ. Hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.
3. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
c) Tôi thở hồng hộc trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại.
4. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.
d) Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại.
-Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
Nhiệm vụ 2: Giải thích công dụng dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong các câu sau:
1.Kết cục anh chàng “hậu cần ông lí” yếu hơn chị chàng con mon, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
2.Nhưng họ thách cưới nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu…cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.
(Nam Cao, Lão Hạc)
3.Nam Cao ( 1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Trí, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân ( nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.
-Dấu ngoặc kép “hậu cần ông lí”: => Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai (một anh chàng được coi là hầu cận ông lí mà lại bị một chị chàng con mọn quật ngã).
-Dấu hai chấm (:)=>Đánh dấu phần giải thích cho ý họ thách cưới nặng quá.
-Dấu ngoặc đơn: ( 1917-1951): Bổ sung thêm thông tin về năm sinh và năm mất của nhà văn Nam Cao
+(nay thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân)=>Bổ sung thông tin quê quán của nhà văn Nam Cao
3.Nhiệm vụ 3:
a. Phong Nha gồm có hai bộ phận: Động khô và Động nước.
(Trần Hoàng, Động Phong Nha)
a1. Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi ?
a2. Nếu viết lại là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không? Vì sao?
=> Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn: Phong Nha gồm có hai bộ phận (Động khô và Động nước). Vì ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi, phần nằm trong dấu ngoặc đơn chỉ mang ý nghĩa giải thích cho nội dung cơ bản của câu.
=>Trong câu này vế “Phong Nha gồm” không hoàn chỉnh về nghĩa, cho nên vế “Động khô và Động nước” không thể coi là thuộc phần chú thích => Không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn.
3.b.Vì sao hai câu sau đây có ý nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?
b1)Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua:
“Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.
b2) Ngày trước Trần Hưng Đạo căn dặn nhà vua rằng nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.
=> Dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép để đánh dấu lời dẫn trực tiếp (dẫn nguyên văn lời của Trần Hưng Đạo)
=> Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì câu nói của Trần Hưng Đạo không được dẫn nguyên văn (lời dẫn gián tiếp)
4.Nhiệm vụ 4:
a) Đặt câu có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc kép với nội dung: Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Báo cáo chính trị tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng )
b. Viết câu văn giới thiệu khái quát nội dung văn bản “Trong lòng mẹ” có sử dụng dấu ngoặc đơn.
Văn bản “Trong lòng mẹ” trích “Những ngày thơ ấu” (Nguyên Hồng) đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
Trong “Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng”, Bác Hồ Chí Minh có viết: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”
5.Nhiệm vụ 5:
Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) thuyết minh về tác hại của thuốc lá có sử dụng các loại dấu câu: dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
1.Yêu cầu kĩ năng:
-Đúng phương thức thuyết minh; Đúng theo quy ước một đoạn văn.
-Đúng số câu quy định; Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi sai chính tả, dùng từ.
2.Yêu cầu về kiến thức:
*Câu mở đoạn: Giới thiệu chung về tác hại của thuốc lá
*Các câu phát triển đoạn:
-Nguyên nhân vì trong thuốc lá có chất độc hại
-Tác hại:
+Thuốc lá gặm nhấm cơ thể, sức lực người hút, người nghiện và những người xung quanh hít phải khói thuốc.
+Thuốc lá gặm nhấm tâm hồn và lối sống của con người, nhất là thế hệ trẻ.
+Thuốc lá còn ảnh hưởng đến môi trường.
*Câu kết: Lời kêu gọi phòng chống thuốc lá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Nguyễn Việt Hoàng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)