Bài 10. Nói giảm nói tránh
Chia sẻ bởi Phan Hữu Thức |
Ngày 03/05/2019 |
35
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Nói giảm nói tránh thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ HỌC LỚP CHÚNG TA
Môn Ngữ văn
Tiết 40:NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
LỚP 8A
Ngày thứ bảy (08/11/2008)
Kiểm tra bài cũ
Thế nào là nói quá?
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất, của sự vật, hiện tượng để miêu tả nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Bài mới
I- NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
1. Những từ in đậm được trích từ sgk gồm: đi gặp cụ các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, chẳng còn có nghĩa là gì?
Những từ đó đều có nghĩa là chết.
Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?
Dùng như thế là giảm đi sự đau buồn cho người nghe.
2. Vì sao trong câu văn ở SGK, tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?
Tác giả dùng như thế để tránh sự thô tục.
3. So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn?
- Con dạo này lười lắm.
Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
Cách nói thứ hai nhẹ nhàng, tế nhị hơn.
Từ việc phân tích những ví dụ trên, em hiêủ thế nào là nói giảm nói tránh?
Ghi nhớ: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Bài tập vận dụng: tìm trong câu thơ sau có dùng từ ngữ nói giảm nói tránh không?
Hôm qua còn ở bên tôi,
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng.
Về nơi suối vàng
II- LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Điền các từ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống/.../: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
a: đi nghỉ;
b: chia tay nhau;
c: khiếm thị;
d: có tuổi;
e: đi bước nữa.
Bài tập 2. Trong mỗi cặp câu ở SGK, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh?
- Anh nên hoà nhã với bạn bè.
Anh không nên ở đây nữa.
Xin đừng hút thuốc trong phòng.
Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.
Bài tập 3. Vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau?
Anh ấy hát không được hay.
Khuôn mặt cô ấy không được đầy đặn lắm.
Nga học môn Toán không được giỏi.
Nhiều bạn trong lớp ta học hành không tích cực.
Nam học văn giỏi nhưng giao tiếp thiếu tế nhị.
Bài tập 4. Trong trường hợp nào thì không nên dùng nói giảm nói tránh?
Khi cần nói thẳng, nói thật, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội như: tham nhũng, cướp của giết người... thì không nói giảm nói tránh.
Qua bài học này, các em cần nắm những gì?
Hôm sau các em kiểm tra 1 tiết phần văn học.
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT MỜI QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM NGHỈ.
Môn Ngữ văn
Tiết 40:NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
LỚP 8A
Ngày thứ bảy (08/11/2008)
Kiểm tra bài cũ
Thế nào là nói quá?
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất, của sự vật, hiện tượng để miêu tả nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Bài mới
I- NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI GIẢM NÓI TRÁNH
1. Những từ in đậm được trích từ sgk gồm: đi gặp cụ các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, chẳng còn có nghĩa là gì?
Những từ đó đều có nghĩa là chết.
Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?
Dùng như thế là giảm đi sự đau buồn cho người nghe.
2. Vì sao trong câu văn ở SGK, tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa?
Tác giả dùng như thế để tránh sự thô tục.
3. So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn?
- Con dạo này lười lắm.
Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
Cách nói thứ hai nhẹ nhàng, tế nhị hơn.
Từ việc phân tích những ví dụ trên, em hiêủ thế nào là nói giảm nói tránh?
Ghi nhớ: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Bài tập vận dụng: tìm trong câu thơ sau có dùng từ ngữ nói giảm nói tránh không?
Hôm qua còn ở bên tôi,
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng.
Về nơi suối vàng
II- LUYỆN TẬP
Bài tập 1. Điền các từ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống/.../: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
a: đi nghỉ;
b: chia tay nhau;
c: khiếm thị;
d: có tuổi;
e: đi bước nữa.
Bài tập 2. Trong mỗi cặp câu ở SGK, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh?
- Anh nên hoà nhã với bạn bè.
Anh không nên ở đây nữa.
Xin đừng hút thuốc trong phòng.
Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.
Bài tập 3. Vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau?
Anh ấy hát không được hay.
Khuôn mặt cô ấy không được đầy đặn lắm.
Nga học môn Toán không được giỏi.
Nhiều bạn trong lớp ta học hành không tích cực.
Nam học văn giỏi nhưng giao tiếp thiếu tế nhị.
Bài tập 4. Trong trường hợp nào thì không nên dùng nói giảm nói tránh?
Khi cần nói thẳng, nói thật, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội như: tham nhũng, cướp của giết người... thì không nói giảm nói tránh.
Qua bài học này, các em cần nắm những gì?
Hôm sau các em kiểm tra 1 tiết phần văn học.
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT MỜI QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM NGHỈ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Hữu Thức
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)