Bài 10. Nguồn âm

Chia sẻ bởi Vũtiến Dũng | Ngày 09/05/2019 | 160

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Nguồn âm thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH LỚP 7A2 VỀ DỰ TIẾT HỌC HÔM NAY


Chúng ta đang sống trong thế giới âm thanh
Chương II: ÂM HọC
Em hãy quan sát các bức tranh sau v� tranh trong SGK
Em hãy thu thập thông tin và nêu những nội dung cần tìm hiểu ở chương II: Âm Học
Nhận biết nguồn âm:
Cả lớp hãy yên lặng trong thời gian 1 phút và lắng nghe!
Hãy cho biết em nghe được những âm thanh gì?
Chúng được phát ra từ đâu?
Thế nào là nguồn âm?
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Hãy quan sát các nhạc cụ sau
Với từng loại nhạc cụ ta sẽ nghe được mỗi âm thanh khác nhau, vậy khi phát ra âm chúng có chung đặc điểm nào không?
( Hoạt động nhóm bàn 2phút)
*) Cách tiến hành:
Một bạn dùng tay kéo căng sợi dây cao su nhỏ. Dây đứng yên ở vị trí cân bằng. Một bạn khác dùng ngón tay bật sợi dây cao su đó.
C3. Hãy quan sát sợi dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn và nghe được.
Thí nghiệm 2.

Sau khi gõ vào mặt trống ta nghe được âm thanh.
C4. Vật nào phát ra âm ?
 Mặt trống
Vật đó có rung động không?
 Có rung động
Nhận biết điều đó bằng cách nào ?
 Để các vật nhẹ như mẫu giấy lên mặt trống. Khi gõ vào mặt trống thì vật bị nảy lên nảy xuống.
Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng cuả dây cao su, mặt trống,… gọi là dao động.
Thí nghiệm 3. ( Hoạt động nhóm 4 phút)
*) Cách tiến hành:
Bước 1: Bố trí thí nghiệm như hình trình chiếu
Bước 2: Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một nhánh âm thoa và lắng tai nghe, đồng thời quan sát hiện tượng xảy ra với quả cầu nhựa
Bước 3: Ghi kết quả vào phiếu hoc tập để trả lời câu hỏi C5
C5. Âm thoa có dao động không ?
Hãy tìm cách kiểm tra xem khi phát ra âm thì âm thoa có dao động không.
 Đặt quả cầu bấc sát một nhánh của âm thoa, quả cầu bấc nảy ra khi âm thoa phát ra âm.
 Sờ nhẹ tay vào 1 nhánh của âm thoa thấy nhánh của âm thoa dao động khi phát ra âm.
 Dùng một tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát âm ta chạm một nhánh của âm thoa vào gần mép tờ giấy thì thấy nước bắn tóe lên mép tờ giấy.
 Có.
 Có thể kiểm tra bằng cách:
Khi phát ra âm, các vật đều ………………………
dao động
C6. Em hãy làm cho một số vật như tờ giấy, mảnh nilông… phát ra âm.
C7. Hãy tìm hiểu xem bộ phận nào dao động phát ra âm trong hai nhạc cụ mà em biết.
Đàn Ghita
Đàn Viôlông
Đàn tranh
Trống
Chiêng
C8:Nếu em thổi vào miệng một lọ nhỏ, cột không khí trong lọ sẽ dao động và phát ra âm. Hãy tìm cách kiểm tra xem có đúng khi đó cột khí dao động không?
 Dán vài tua giấy mỏng ở miệng lọ, khi ta thổi sẽ thấy tua giấy rung rung.
C9. Hãy làm một nhạc cụ (đàn ống nghiệm) theo chỉ dẫn dưới đây:
Đổ nước vào bảy ống nghiệm khác nhau đến các mực nước khác nhau.

Dùng thìa gõ nhẹ lần lượt vào từng ống nghiệm sẽ nghe được các âm trầm, âm bổng khác nhau.
a). Bộ phận nào dao động phát ra âm ?
b). Ống nào phát ra âm trầm nhất, ống nào phát ra âm bổng nhất ?

 Ống có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất
 Ống nghiệm và nước trong ống nghiệm.
Lần lượt thổi mạnh vào miệng các ống nghiệm cũng sẽ nghe được các âm trầm, âm bổng khác nhau.
d). Ống nào phát ra âm trầm nhất?
c). Cái gì dao động phát ra âm
 Cột không khí trong ống.

Ống nào phát ra âm bổng nhất?
 Ống có ít nước nhất.

 Ống có nhiều nước nhất.
Có thể em chưa biết
Khi ta thổi sáo, cột không khí trong ống sáo dao động phát ra âm. Âm phát ra cao thấp tùy theo khoảng cách từ miệng sáo đến lỗ mở mà ngón tay vừa nhấc lên.

Có thể thay các ống nghiệm ở hình 10.4 bằng các bát hoặc chai cùng loại và điều chỉnh mực nước trong ống nghiệm, bát hoặc chai để khi gõ vào chúng, âm phát ra gần đúng các nốt nhạc “đồ, rê, mi, pha, son, la, si”.

Có thể em chưa biết

Đặt ngón tay vào sát ngoài cổ họng và kêu “aaa…”.Em cảm thấy như thế nào ở đầu ngón tay ?

Đó là vì khi chúng ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản đủ mạnh và nhanh làm cho các dây âm thanh dao động (hình 10.6). Dao động này tạo ra âm.
-Để bảo vệ giọng nói của người,ta cần luyện tập thường xuyên. Tránh nói quá to,không hút thuốc lá.
Ghi nhớ
Các vật phát ra âm thanh đều dao động
Ghi nhớ
2. Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì ?
1. Vật phát ra âm gọi là gì ?
Là nguồn âm
1
2
3
4
5
8
6
9
7
10
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐÁP ÁN


Khi phát ra âm bộ phận nào của đàn dao động?
Chiếu chùm tia tới song song đến gương cầu lõm sẽ cho ra chùm tia phản xạ là chùm tia gì?



Gương cho ảnh ảo nhỏ hơn vật là loại gương gì em đã học?
Tiếng sáo, tiếng nói, tiếng cười,tiếng kèn … có tên gọi chung là gì?
Chùm sáng có các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng là chùm sáng gì?

Đàn, sáo, trống…có tên gọi chung là?
Ban ngày trái đất nhận
đựơc ánh sáng của nguồn sáng nào?
Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì?
Các vật phát ra âm được gọi
chung là gì?
Chúng ta đang tìm hiểu kiến thức của chương có tên gọi là gì?
*) Bài cũ: Học thuộc bài,
làm bài tập 10.2 -10.5 SBT/10 -11
*) Bài mới: Xem trước bài 11?
Tần số là gì? Đơn vị
Mối quan hệ giữa tần số và âm phát ra
Chân thành cảm ơn thầy cô và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũtiến Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)