Bài 10. Nghị luận trong văn bản tự sự
Chia sẻ bởi Phùng Thị Hợp |
Ngày 08/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Nghị luận trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Tiết 50. Tập làm văn
Ví dụ 1a.
Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bì ổi.toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; Không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; Không bao giờ ta thương.Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
(Nam Cao - Lão Hạc)
Câu hỏi thảo luận:
1. Đoạn văn sử dụng những phương
thức biểu đạt nào?
2. Trong đoạn văn là lời của ai? Luận điểm chính của đoạn văn?
3. Những luận cứ nào làm sáng tỏ luận điểm?
4. Cách sắp xếp các luận điểm, luận cứ ( trình tự lập luận)?
*Suy nghĩ (nội tâm) của nhân vật ông giáo
Nêu vấn đề
Nếu ta không cố tìm hiểu những người xung quang thì ta không thể hiểu được họ và luôn có cớ để ta tàn nhẫn độc ác với họ.
Giải quyết vấn đề (luận cứ)
Kết thúc vấn đề
Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
Vợ tôi không phải người ác, nhưng sở dĩ Thi vốn trở nên tàn nhẫn là vì Thị đã quá khổ.
Khi người ta đau chân thì người ta chỉ nghĩ đến cái chân đau của người ta chứ không nghĩ đến người khác (QL tự nhiên).
Vì cái bản tính tốt của người ta luôn bị những nỗi lo lắng, buồn đau che lấp mất.
Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa. (như quy luận tự nhiên mà thôi).
*Hình thức lập luận:
+ Dùng nhiều loại câu khẳng định và phủ định, câu ghép, câu có mệnh đề hô ứng như: Nếu. thì; Không những, không chỉ.mà còn; Vì thế.cho nên; Càng.càng; Không nỡ, không nghĩ.
+ Dùng nhiều từ, cụm từ có ý nghĩa tổng kết: Sở dĩ, nói tóm lại, trước hết, sau cùng, tóm lại, nhìn chung.
Câu hỏi: Đọc thầm đoạn trích "Kiều báo ân, báo oán" ở ví dụ 1b SGK trang 137 và cho biết:
Các nhân vậtg tham gia đối thoại?
Lời đối thoại của mỗi nhân vật thể hiện nội dung gì?
Tóm tắt các nội dung lí lẽ của từng nhân vật ?
*Lời đối thoại
Thuý kiều (quan toà) lập luật buộc tội
Lời chào: Tỏ rõ sự mỉa mai, đay nghiến (giọng điệu của người có quyền thế)
Lời kết tội: Hoạn thư cay nghiệt, ác độc, ghê gớm
Đáng bị trừng trị
Đổi lỗi ghen tuông là tính chung của đàn bà
Kể công đã đối xử tốt với Thuý Kiều
Tự nhận tội và xin tha thứ
Bộc lộ tình cảm đối với Kiều
Kết quả: Kiều tha bổng cho Hoạn Thư
Cho ra gác Quan âm để viết kinh
Khi Kiều bỏ trốn không sai người bắt giữ
Hạn Thư (Bị cáo) lập luận chạy tội
*Suy nghĩ (nội tâm) của nhân vật ông giáo
Nêu vấn đề
Nếu ta không cố tìm hiểu những người xung quanh thì ta không thể hiểu được họ và luôn có cớ để ta tàn nhẫn, độc ác với họ.
Giải quyết vấn đề (luận cứ).
Kết thúc vấn đề
Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
Vợ tôi không phải người ác, nhưng sở dĩ thị vốn trở nên tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ.
Khi người ta đau chân thì người ta chỉ nghĩ đến cái chân đau của người ta chứ không nghĩ đến người khác (Quy luật tự nhiên).
Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa. (như quy luận tự nhiên mà thôi).
Vì cái bản tính tốt của người ta luôn bị những nỗi lo lắng, buồn đau che lấp mất.
Yếu tố nghị luận: Khắc hoạ rõ tính cách nhân vật giáo: Là người có học thức, giàu lòng thương cảm, bao dung độ lượng luôn trăn trở suy nghĩ về cách nhìn nhận con người để đánh giá sao cho đúng.
*Lời đối thoại
Thuý kiều (quan toà) lập luật buộc tội.
Lời chào: Tỏ rõ sự mỉa mai, đay nghiến (giọng điệu của người có quyền thế).
Lời kết tội: Hoạn Thư cay nghiệt, ác độc, ghê gớm.
Đáng bị trừng trị
Đổi lỗi ghen tuông là tính chung của đàn bà.
Kể công đã đối xử tốt với Thuý Kiều.
Tự nhận tội và xin tha thứ.
Bộc lộ tình cảm đối với Kiều.
Kết quả: Kiều tha bổng cho Hoạn Thư.
Cho ra gác Quan âm để viết kinh.
Khi Kiều bỏ trốn không sai người bắt giữ
Hạn Thư (Bị cáo) lập luận chạy tội.
Hoạn Thư: Thông minh, sắc sảo, ranh ma, quỷ quyệt.Lời lẽ đầy sức thuyết phục.
Kiều: Bao dung, độ lượng.
Khắc hoạ rõ nội tâm, tính cách, bản chất của nhân vật, làm thêm câu chuyện thêm phần triết lí.
*Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:
Hướng dẫn về nhà:
*Tham khảo các bài văn mẫu về văn tự sự có kết hợp các phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm nghị luận.
*Học bài nắm chắc kiến thức, vận dụng vào viết bài văn tự sự số 3.
Chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).
+ Tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
+ Nội dung:
- Cảnh ra khơi đánh cá.
- Cảnh đánh cá trên biển.
- Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.
Hướng dẫn về nhà:
Học bài nắm chắc kiến thức, vận dụng vào viết bài văn tự sự số 3.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phùng Thị Hợp
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)