Bài 10. Nghị luận trong văn bản tự sự
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thủy |
Ngày 07/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Nghị luận trong văn bản tự sự thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
a/ Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta toàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
b/ Thoắt trông nàng đã chào thưa:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều
Hoạn thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới Trướng liệu điều kêu ca.
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.
Khen cho: “Thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời.
Tha ra thì cũng may đời,
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”.
thảo luận nhóm
Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn trích a
- Nhóm 1, 2.
Gợi ý:
Nhân vật đang đối thoại với ai? Thuyết phục về vấn
đề gì? Để đi đến kết luận về vấn đề đó nhân vật đã
đưa ra luận điểm gì và lập luận như thế nào?(Câu
nào nêu vấn đề, câu nào phát triển vấn đề, câu nào
kết thúc vấn đề, về hình thức các câu được viết dưới
dạng nào, diễn đạt ra sao ?)
Tác dụng của yếu tố nghị luận đối với đoạn trích?
thảo luận nhóm
Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn trích b
- Nhóm 3,4. Gợi ý:
Đây là cuộc đối thoại giữa ai với ai? Đối thoại
về vấn đề gì?
Hai nhân vật đã lập luận như thế nào? Về hình
thức hai nhân vật đã sử dụng từ ngữ và kiểu
câu mang tính chất lập luận như thế nào?
Kết quả ra sao ?
Tác dụng của yếu tố nghị luận đối với đoạn
trích?
Ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để "chỉ buồn chứ không nỡ giận"
Nêu vấn đề
Nếu ta không cố tìm hiểu những người xung quanh thì ta không thể hiểu được họ và luôn có cớ để ta tàn nhẫn, độc ác với họ.
Giải quyết vấn đề (luận cứ).
Kết thúc vấn đề
Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
Vợ tôi không phải người ác, nhưng sở dĩ thị vốn trở nên tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ.
Khi người ta đau chân thì người ta chỉ nghĩ đến cái chân đau của người ta chứ không nghĩ đến người khác (Quy luật tự nhiên).
Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa. (như quy luận tự nhiên mà thôi).
Vì cái bản tính tốt của người ta luôn bị những nỗi lo lắng, buồn đau che lấp mất.
a/ Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta toàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
nếu
thì
nhưng
Khi
thì
nên
Ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để "chỉ buồn chứ không nỡ giận"
Nêu vấn đề
Nếu ta không cố tìm hiểu những người xung quanh thì ta không thể hiểu được họ và luôn có cớ để ta tàn nhẫn, độc ác với họ.
Giải quyết vấn đề (luận cứ).
Kết thúc vấn đề
Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
Vợ tôi không phải người ác, nhưng sở dĩ thị vốn trở nên tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ.
Khi người ta đau chân thì người ta chỉ nghĩ đến cái chân đau của người ta chứ không nghĩ đến người khác (Quy luật tự nhiên).
Khi người ta khổ quá thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa. (như quy luận tự nhiên mà thôi).
Vì cái bản tính tốt của người ta luôn bị những nỗi lo lắng, buồn đau che lấp mất.
thì
Yếu tố nghị luận: Khắc hoạ rõ tính cách nhân vật giáo: Là người có học thức, giàu lòng thương cảm, bao dung độ lượng luôn trăn trở suy nghĩ về cách nhìn nhận con người để đánh giá sao cho đúng. Đoạn văn mang tính triết lý.
* Cuộc đối thoại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận
- Thuý Kiều: mỉa mai, đay nghiến (xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như bà … càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái.
- Hoạn Thư biện minh:
+ Tôi đàn bà nên ghen tuông cũng là chuyện thường tình .
(nêu lên một lẽ thường)
+ Tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô: khi ở gác viết kinh, khi trốn khỏi nhà cũng không đuổi theo. (Kể công)
+ Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung- chắc gì ai nhường cho ai
+ Nhưng dù sao tôi cũng trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung rộng lớn của cô.
(Nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều)
Kết quả: Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư, Hoạn Thư đã đặt Kiều vào tình thế khó xử và Hoạn thư được tha bổng.
Tác dụng: Tăng tính triết lý cho đoạn văn
Khắc họa tính cách nhân vật: Thúy Kiều nhân ái, vị tha.
Hoạn Thư khôn ngoan, nói năng xuất sắc, có tình có lý.
Nghị luận trong văn bản tự sự
Người viết(kể) và nhân vật nêu lên ý kiến, nhận xét cùng các lí lẽ, dẫn chứng để người đọc (người nghe) phải suy ngẫm về vấn đề nào đó.
- Thường xuất hiện trong các cuộc đối thoại, độc thoại
- Thường dùng các từ ngữ và kiểu câu mang tính chất lập luận.
- Khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật.
- Làm cho câu chuyện thêm tính triết lý
Nội dung
Hình thức
Tác dụng
Sự khác nhau giữa hai loại văn bản: Văn bản nghị luận và yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
Người viết phải xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ. Nội dung ý lớn, ý nhỏ phải gắn bó, phụ thuộc vào nhau trong toàn bài.
Chỉ là những yếu tố đơn lẻ, biệt lập trong một tình huống, sự việc hay với nhân vật cụ thể nào đó của câu chuyện.
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG
VĂN BẢN TỰ SỰ
Vậy khi tạo lập văn bản tự sự chúng ta có cần sử dụng yếu tố nghị luận không? Nếu muốn đưa yếu tố nghị luận vào bài tự sự của mình, em sẽ làm bằng cách nào?
Việc sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự sẽ giúp bài văn của các em có chiều sâu vì thế các em sẽ tập đưa yếu tố nghị luận vào bài tự sự với các đề bài của bài viết số 3, trang 191 sgk Ngữ văn 9 tập I.
Cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài tự sự: Lập dàn bài, xác định đưa vào đoạn nào(đối thoại giữa ai với ai) với quan điểm, ý kiến gì, để thuyết phục cho ý kiến đó thì cần những lý lẽ và dẫn chứng gì?(Ngắn gọn thôi vì đây là yếu tố đan xen, phụ trợ cho quá trình tự sự). Chú ý sử dụng kiểu câu, từ ngữ mang tính chất lập luận
LUYỆN TẬP.
1. BÀI TẬP 1:
Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, để chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. [... ] Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!
(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, hồi thứ 14 Ngô Gia văn phái)
Yếu tố nghị luận được thể hiện ở những câu văn nào trong đoạn văn?
Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, để chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. [... ] Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!
(Trích Hoàng Lê nhất thống chí, hồi thứ 14 Ngô Gia văn phái)
Cách nêu ý kiến, nhận xét, lí lẽ, dẫn chứng được Quang Trung đưa ra cụ thể như thế nào?
Nêu quan điểm về cương vực, lãnh thổ.
Nói rõ mưu đồ xâm lược nước ta của các triều đại phong kiến phương Bắc; truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta bằng những gương anh hùng hào kiệt trong lịch sử. Khơi dậy truyền thống yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong quân sĩ.
Chỉ rõ mưu đồ của quân Thanh trong việc tiến quân vào Thăng Long lần này để, quân lính thấy rõ mục đích việc tiến quân ra Bắc lần này của Tây Sơn.
Tin tưởng vào quân sĩ.
Kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
Đề ra kỉ luật nghiêm minh.
Vậy yếu tố nghị luận trong đoạn văn vừa tìm hiểu có tác dụng gì?
Yếu tố nghị luận được sử dụng với cách lập luận, lí lẽ chặt chẽ khiến
lời phủ dụ của Quang Trung ở trấn Nghệ An trước khi lên đường ra
Bắc như một lời hịch ngắn gọn mà hào hùng, khích lệ tâm can quân
lính làm cho họ thêm phấn khích, thêm tự hào và sẵn sàng quyết tâm
chiến đấu dưới sự lãnh đạo của nhà vua để đánh đuổi quân xâm lược.
LUYỆN TẬP.
2. BÀI TẬP 2:
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
(Trích Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu)
Lời trong đoạn trích là
lời của ai nói với ai?
Lời nói thể hiện quan
điểm gì của nhân vật?
Lời của Vân Tiên nói với Kiều Nguyệt Nga, khi Kiều Nguyệt Nga có ý định mời Vân Tiên về Hà Khê để đền ơn cứu mạng.
Lời nói của Vân Tiên thể hiện quan niệm về lẽ sống của người anh hùng. Lời nói xuất phát từ câu nói của Mạnh Tử: Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã (thấy việc nghĩa không làm không phải là người anh hùng). Đó là nghĩa vụ, lí tưởng sống của người anh hùng hào hiệp vì dân dẹp loạn.
Những câu thơ nào thể hiện đạo nghĩa của người nói? Qua những câu thơ ấy, em hiểu gì về quan điểm và tính cách của nhân vật?
Yếu tố nghị luận có tác dụng thể hiện rõ tính cách, quan điểm của nhân vật Lục Vân Tiên đồng thời thể hiện rõ quan điểm đạo nghĩa mà tác giả Nguyễn Đình Chiểu muốn chuyển tải trong văn bản.
ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG
Người viết(kể) và nhân vật nêu lên ý kiến, nhận xét cùng các lí lẽ, dẫn chứng để người đọc (người nghe) phải suy ngẫm về vấn đề, một quan điểm nào đó.
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC
- Thường xuất hiện trong các cuộc đối thoại, độc thoại
- Thường dùng các từ ngữ và kiểu câu mang tính chất lập luận.
TÁC DỤNG
- Khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật.
- Làm cho câu chuyện thêm tính triết lý
VẬN DỤNG
- Lập dàn bài => xác định đoạn để đưa vào =>quan điểm, ý kiến gì => cần đưa ra lý lẽ, dẫn chứng nào => sử dụng kiểu câu, từ ngữ thể hiện tính chất lập luận
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài, nắm chắc vai trò của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với các đề bài của bài viết số 3, sgk trang 191.
Tìm các đoạn văn bản có sử dụng yếu tố nghị luận trong các văn bản: Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Bến quê, Ánh trăng và phân tích tác dụng của việc sử dụng các yếu tố nghị luận ấy..
Chuẩn bị bài sau: soạn văn bản Tập làm thơ tám chữ.
+Trả lời câu hỏi sgk trang 148 - 149 - 150 - 151 để nắm:
Đặc điểm của thể thơ tám chữ và nhận diện được
Tập làm bài thơ theo thể thơ tám chữ với nội dung ca ngợi thầy cô để dang lên thầy cô trong dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)