Bài 10. Một số muối quan trọng

Chia sẻ bởi Lương Mỹ Anh Đào | Ngày 29/04/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Một số muối quan trọng thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

HÓA HỌC 9
Trường THCS & THPT Lê Hồng Phong
KIỂM TRA BÀI CŨ
1- Nêu các tính chất hóa học của muối. Viết các phương trình phản ứng minh họa cho các tính chất đó. ( 5 đ )
2- Làm bài tập 3 SGK trang 33. ( 5 đ )
Hãy cho biết muối nào: Mg(NO3)2, CuCl2 có thể tác dụng với:
a- Dung dịch NaOH
b- Dung dịch HCl
c- Dung dịch AgNO3.
Viết các PTHH.
ĐÁP ÁN
1) - Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
PTHH: Cu+ 2AgNO3→Cu(NO3)2+ 2Ag↓
- Muối có thể tác dụng được với axit, sản phẩm là muối mới và axit mới.
PTHH: BaCl2+ H2SO4→ BaSO4↓+ 2HCl
- Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.
PTHH: AgNO3+ NaCl →AgCl↓ +NaNO3
- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới.
PTHH: CuSO4+ 2NaOH→Cu(OH)2↓ +Na2SO4
Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
PTHH: CaCO3
CaO + CO2↑
ĐÁP ÁN
2) a- Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓+ 2NaNO3
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓+ 2NaCl
b- Không có dung dịch muối nào tác dụng được với dung dịch HCl.
c- CuCl2 + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2AgCl↓
MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
BÀI 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
I- MUỐI NATRI CLORUA
(NaCl):
1- Trạng thái tự nhiên:
NaCl có nhiều trong tự nhiên, dưới dạng hòa tan trong nước biển và kết tinh trong mỏ muối.
2- Cách khai thác:
Khai thác NaCl từ nước biển hay từ những mỏ muối có trong lòng đất.
3- Ứng dụng:
- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm
- Dùng để sản xuất: Na, Cl2, H2, NaOH, Na2CO3, NaHCO3…















BÀI 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
I- MUỐI NATRI CLORUA
(NaCl):
II- MUỐI KALI NITRAT KNO3:
(Xem SGK trang 35)
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Làm bài tập 1 SGK trang 36: Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:
a- Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?
b- Không độc nhưng cũng không nên có trong nước ăn vì vị mặn của nó?
c- Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
d- Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
Là muối Pb(NO3)2.
Là muối NaCl
Là muối CaCO3.
Là muối CaSO4
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
Làm bài tập 5 SGK trang 36: Trong phòng thí nghiệm có thể dùng những muối KNO3 hoặc KClO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.
a- Viết các PTHH đối với mỗi chất.
b- nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích khí oxi thu được có khác nhau không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được.
c- Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng.
Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
DẶN DÒ
- Học bài theo nội dung bài học.
- Làm bài tập 2, 3, 4 SGK trang 36.
- Đọc mục: “Em có biết”.
- Xem trước bài mới: “Phân bón hóa học”.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Mỹ Anh Đào
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)