Bài 10. Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Chia sẻ bởi Lã Vũ Việt Hằng |
Ngày 02/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Kiểm tra bài cũ:
Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng :
1. Các ý chính của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm là gì ?
A. Là những cảm xúc của người viết
B. Là diễn biến nội tâm của các nhân vật
C. Chủ yếu vẫn là các sự việc chính
D. Là những suy nghĩ của các nhân vật
2. Trong văn bản tự sự yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò gì?
A. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn
B. Giúp người viết thể hiện được thái độ của mình với sự việc được kể
C. Làm cho việc kể chuyện được hiện lên sinh động và sâu sắc hơn
D. Giúp người viết hiểu một cách toàn diện vể sự việc được kể
Tiết 42: Luyện nói
Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Cho những tác phẩm sau: Tắt đèn (Ngô Tất Tố); Cô bé bán diêm (An-đéc-xen); Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng); Chiếc lá cuối cùng (O -Hen -ri); Lão Hạc (Nam Cao); Tôi đi học (Thanh Tịnh). Em hãy tìm ngôi kể của các tác phẩm trên?
+) Kể theo ngôi thứ nhất: Tôi đi học; Lão Hạc; Những ngày thơ ấu.
+) Kể theo ngôi thứ ba: Tắt đèn; Cô bé bán diêm; Chiếc lá cuối cùng.
*Ngôi kể trong văn bản tự sự:
- Kể theo ngôi thứ nhất là :
Cách kể mà người kể xưng tôi để dẫn dắt câu chuyện, giúp cho người nghe hiểu được sự việc chính của câu chuyện, người kể có tư cách là người trong cuộc tham gia vào sự việc và kể lại, do đó độ tin cậy cao.
- Kể theo ngôi thứ ba là :
Cách kể mà người kể giấu mình đi, gọi tên các nhân vật một cách khách quan. Người kể có tư cách là người chứng kiến các sự việc và kể lại, do đó có thể kể linh hoạt thông qua nhiều mối quan hệ của nhân vật.
C©u hái th¶o luËn :
(Nhãm bµn –thêi gian 2 phót)
Cã thÓ thay ®æi ng«i kÓ ®îc kh«ng? T¹i sao ?
:
Thay đổi ngôi kể nhằm mục đích
+ Thay đổi điểm nhìn đối với sự việc và nhân vật:
- Người trong cuộc kể khác người ngoài cuộc
- Sự việc có liên quan đến người kể khác sự việc không liên quan đến người kể
+Thay đổi thái độ miêu tả, biểu cảm:
- Người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan
- Người ngoài cuộc có thể dùng miêu tả, biểu cảm để góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật
Sự việc chính : Cuộc đối đầu giữa những kẻ đi thúc sưu và người thiếu sưu
Nhân vật : Chị Dậu , cai lệ, người nhà lí trưởng.
Ngôi kể : Thứ ba
* Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất là các từ xưng hô:
-Van xin, nín nhịn : Cháu van ông
-Bị ức hiếp , phẫn nộ, vùng lên : Chồng tôi đau ốm , không dược phép hành hạ . Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
* Các yếu tố miêu tả :
- Chị Dậu xám mặt .
- Sức lẻo khỏeo của anh chàng nghiện .người đàn bà lực điền .ngã chỏng quèo .nham nhảm thét .ngã nhào ra thềm
* Tác dụng :
- Nêu bật sức mạnh của lòng căm thù đã khiến chị Dậu chiến thắng được anh chàng nghiện và anh chàng hầu cận ông lý .Từ đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người nông dân
Bài tập: Cho các câu theo thứ tự sau đây:
1. Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
2. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo ngấm ngầm giúp lão.
3. Ông giáo rất buồn cho lão khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy.
4. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả con chó của hàng xóm về làm thịt và cùng Binh Tư uống rượu.
5. Con trai lão phải đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng.
6. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai, lão phải bán con chó, mặc dù rất buồn bã và đau xót.
7. Tất cả tiền dành dụm được lão gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn.
8. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.
9, Lão bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội.
Hãy xếp các câu trên vào các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đế có một dàn ý của truyện Lão Hạc.
A: Mở bài (gồm các câu) : 1, 5
B: Thân bài (gồm các câu) : 6, 7, 2, 4, 3, 9
C: Kết bài : câu 8
Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài tiếp theo
Tập kể lại văn bản : Cô bé bán diêm (An-đéc-xen) ; Chiếc lá cuối cùng (O-hen-ri) theo ngôi kể thứ nhất
Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
* Gợi ý : Qua phần chuẩn bị thấy được:
-Vai trò của văn bản thuyết minh trong đời sống con người
-Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh
-Văn bản thuyết minh có điểm gì giống và khác với văn bản tự sự
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lã Vũ Việt Hằng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)