Bài 10. Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Chia sẻ bởi nguyễn Thị Huế | Ngày 02/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện: GV Nguyễn Thị Huế
cùng các em học sinh lớp 8A1- Trường THSC Việt Hùng
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo
Kính chúc các thầy cô giáo mạnh khoẻ, hạnh phúc.
K? chuy?n
Ngôi kể
1.Ngôi kể một: người kể xưng tôi, trực tiếp kể ra những gì mình trông thấy, những suy nghĩ, tình cảm của mình. Làm tăng tính chân thực, tạo độ tin cậy cho người đọc. Tuy nhiên ngôi kể này sẽ khó bao quát được toàn bộ câu chuyện.
Phải có chuyện để kể
Ngôi một và ngôi ba
Yếu tố miêu tả và biểu cảm
2. Ngôi kể ba: Người kể giấu mình đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Khiến cho việc kể linh hoạt, tự do, đảm bảo tính khách quan. Tuy nhiên lại khó bộc lộc hết cảm xúc của các nhân vật một cách sâu sắc.
3. Chuyển đổi ngôi kể: Sẽ làm cho câu chuyện có thêm những góc nhìn mới mẻ, sinh động, cuốn hút hơn.Thể hiện trí tưởng tượng phong phú, rèn tư duy sáng tạo cho người kể chuyện.
K? chuy?n
Ngôi kể
Yếu tố miêu tả
Yếu tố biểu cảm
Tả cảnh vật (không gian, thời gian…)
Tả nhân vật ( ngoại hình, nội tâm… )
Thái độ, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật (vui, buồn…)
Biểu cảm trực tiếp: gọi thẳng những cảm xúc, hoặc qua lời nói (ngữ điệu của lời nói), hành động của nhân vật …
Biểu cảm gián tiếp: ngoại hình, qua lời kể, tả của người kể; cách xưng hô; các kiểu câu...
Phải có chuyện để kể
Ngôi một và ngôi ba
Yếu tố miêu tả và biểu cảm
Kết hợp, đan xen
Ngôi kể
K? chuy?n
Yếu tố miêu tả và biểu cảm
Phù hợp
Trọng tâm
Vừa phải
Điệu bộ, nét mặt, giọng nói…
Luyện nói
Thảo luận nhóm theo dãy bàn!
Tìm hiểu đoạn văn trong sách giáo khoa trang 110
Sự việc: Cuộc đối đầu giữa chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lý trưởng.
Nhân vật: Chị Dậu, cai lệ, người nhà lý trưởng.
Ngôi kể: ngôi ba.
Yếu tố miêu tả : Nột m?t v� nh?ng h�nh d?ng c?a ch? D?u; dỏng v? c?a tờn cai l? khi b? ch? D?u qu?t ngó; c?nh gi?ng co gi?a ch? v?i ngu?i nh� lý tru?ng.
Ví dụ: - Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn; chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa; Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn…
Hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lý trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn… ngã nhào ra thềm.
Yếu tố biểu cảm: Thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, hành động, qua cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ.Yếu tố biểu cảm còn được thể hiện qua lời kể của tác giả (cách tác giả gọi nhân vật: chị Dậu, hắn, anh chàng nghiện.)
Ví dụ: - Nét mặt, cử chỉ, hành động: Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống; tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại; Chị nghiến hai hàm răng; chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa …
Cách xưng hô:
+ Cháu – ông: Thái độ nhún nhường;
+ Tôi – ông: Thái độ thách thức đặt mình ngang hàng với kẻ thống trị;
+ Mày – bà: Thái độ căm giận ngùn ngụt.
Tìm hiểu đoạn văn trong sách giáo khoa trang 110
Ví dụ: Lúc tên cai lệ và người nhà lý trưởng ập đến, tôi hoảng hốt đến nỗi mặt xám lại cắt không còn tí máu, vội vàng đặt con xuống đất, chạy ngay đến đỡ tay hắn. Tôi nói trong nước mắt và gần như quỳ xuống van xin hắn tha cho chồng tôi: Cháu van ông, cháu cắn rơm cắn cổ lậy ông tha cho chồng cháu, chồng cháu vừa mới tỉnh dạy được một lúc thôi ạ…
Kể lại đoạn trích theo lời của chị Dậu
Sự việc: Cuộc đối đầu giữa chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lý trưởng.
Nhân vật: Chị Dậu, cai lệ, người nhà lý trưởng.
Ngôi kể: ngôi một – Chị Dậu xưng “tôi”.
Trình tự kể: Có thể chọn 1 trình tự kể thích hợp (kể xuôi, kể ngược hay kể từ giữa kể ra.)
Lưu ý: - Có thể thay đổi nhịp kể bằng cách kể kỹ hơn, dài hơn (xen thêm các yếu tố miêu tả) hoặc kể sơ lược vắn tắt hơn.
- Có thể thay đổi giọng điệu bằng cách xen vào những yếu tố biểu cảm hoặc nghị luận miễn là không làm sai lệch chủ đề, ý nghĩa của đoạn trích.
Ví dụ: -… Lòng tôi tức điên lên nhưng vẫn cố kìm chế, tôi hạ giọng van xin tên cai lệ tha cho chồng mình…
Cơn tức giận dâng lên đến tốt đỉnh, tôi không còn biết sợ là gì nữa. Tôi nói như quát vào mặt thằng cai lệ: “ Mày chói chồng bà đi, bà cho mày biết tay!”…
Các bạn ạ, các cụ ta dạy rằng “ con giun xéo lắm cũng oằn”, tức nước thì phải vỡ bờ thôi, có áp bức thì tất có đấu tranh. Tôi hiểu mình chỉ là phận con ong cái kiến, có bao giờ dám trái lệnh nhà cầm quyền đâu, cực chẳng đã tôi mới phải làm như vậy thôi. Nhưng tôi cũng khuyên các bạn, trước những điều bất công ngang trái ta đừng bao giờ nhẫn nhục im lặng, hãy dũng cảm đứng lên bảo vệ những gì chính đáng, đòi lại sự công bằng cho mình và cho mọi người các bạn nhé.
Luyện nói trong tổ theo từng cặp
Chú ý kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Chú ý các điệu bộ, nét mặt…
Những lưu ý khi làm dạng bài kể lại một câu chuyện đã được đọc được nghe theo một ngôi kể mới:
1/ Phải bám sát nội dung cốt truyện, không được thay đổi các sự việc, các tình tiết, không được làm sai lệch chủ đề, ý nghĩa của văn bản gốc.
2/ Thay đổi ngôi kể (ngôi 1 hoặc ngôi 3), chọn trình tự kể hợp lý (kể xuôi, kể ngược, kể từ giữa kể ra)
3/ Có thể thay đổi nhịp kể bằng cách kể kỹ hơn, dài hơn (xen thêm các yếu tố miêu tả) hoặc kể sơ lược vắn tắt hơn.
4/ Có thể thay đổi giọng điệu bằng cách xen vào những yếu tố biểu cảm hoặc nghị luận miễn không làm sai lệch chủ đề, ý nghĩa của truyện.
Hướng dẫn về nhà
Đóng vai cô bé bán diêm kể lại cho bà nghe những gì đã xảy ra trong đêm giao thừa..
Soạn: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
Cảm ơn quý Thầy cô và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn Thị Huế
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)