Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét

Chia sẻ bởi Lê Hồng Phong | Ngày 29/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

P.E Onimusha - Thân tặng !
Vật Lý 8
Trang bìa:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO CÙNG CÁC EM HỌC SINH THAM DỰ HỘI GIẢNG MÔN VẬT LÝ 8. Thực hiện: Lê Hồng Phong Đơn vị: Trường THCS Mã Đà Năm học: 2009 - 2010 Kiểm tra
Câu 1:
Từ thí nghiệm Tô-ri-xen-li, người ta đo áp suất khí quyển bằng độ cao cột thuỷ ngân. Hãy tính áp suất khí quyển bằng đơn vị N/m2 khi áp suất khí quyển bằng 76cmHg. Biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân là d = 136 000 N/m3
103,36 N/m2
1033,6 N/m2
103360 N/m2
10336 N/m2
Câu 2:
Thí nghiệm bán cầu Mac-đơ-bua (Magdeburg – Bài 9. Áp suất khí quyển) là để:
Thử sức mạnh hai đàn ngựa.
Thấy giá trị của áp suất khí quyển.
Thử sức bền của hai bán cầu.
Thử độ kín hai bán cầu.
Đvđ:
Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:
Thí nghiệm: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
Hoàn thành bảng sau: P(N) LATEX(P_1)(N) So sánh P và latex(P_1) Câu C2: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
C2. Hãy chọn từ thích hợp cho chỗ trống trong kết luận sau:
Kết luận: một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ ||dưới lên trên theo phương thẳng đứng|| Độ lớn của lực đẩy Acsimet
Dự đoán: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
ÁC-SI-MÉT(ARCHIMÈDE) (287-212 trước công nguyên) Ác-si-mét dự đoán: độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chổ. Thí nghiệm kiểm tra: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
Từ câu C3 ta thấy latex(F_A) = P Mà P = d.V Vậy latex(F_A) = d.V latex(F_A): Lực đẩy Ácsimét (N) d: Trọng lượng riêng của chất lỏng N/latex(m^3) V: Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (latex(m^3)) Vận dụng
Lưu ý: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Lưu ý: Các kết luận trên được áp dụng cho cả chất khí. Nhưng vì trọng lượng riêng của không khí nhỏ nên lực đẩy Ácsimét do không khí tác dụng lên vật chỉ đáng kể khi vật rỗng, có kích thước lớn (khinh khí cầu) hoặc vật rỗng có trọng lượng nhỏ (bóng bay) Ứng dụng: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
Câu C4: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
C4. Hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài: Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Tại sao? Kéo gàu nước lúc ngập trong nước ta cảm thấy nhẹ hơn, vì d(nước) > d(không khí), do đó lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật nhúng trong nước lớn hơn. Câu C5: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên thỏi sắt lớn hơn.
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên thỏi nhôm lớn hơn.
Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên hai vật như nhau.
Không so sánh được.
Câu C6: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si mét lớn hơn?
Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si mét lớn hơn.
Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si mét lớn hơn.
Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si mét nhỏ hơn.
Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên hai thỏi như nhau.
Câu C7: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
C7. Hãy nêu phương án thí nghiệm dùng cân vẽ ở hình 10.4 SGK thay cho lực kế để kiểm tra dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét. Phương án dùng cân thay thế lực kế: BVMT:
Trắc nghiệm 1:
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng
Trọng lượng của vật.
Trọng lượng của chất lỏng.
Trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chổ.
Trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.
Trắc nghiệm 2:
Móc một vật vào lực kế ngoài không khí lực kế chỉ 15N. Khi nhúng chìm vật trong nước lực kế chỉ 14,5N. Lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm trong nước là
0,4 N
0,5 N
0,6 N
0,7 N
HD về nhà
Dặn dò: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT
- Học thuộc bài và phần ghi nhớ - Đọc “Có thể em chưa biết” - Làm các bài tập: 10.1 đến 10.6 (SBT) - Mỗi hs kẻ sẵn 1 báo cáo thực hành (trang 42 - sgk Vật Lý 8), chuẩn bị cho tiết sau thực hành bài “Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét”. Tự trả lời các câu hỏi trong bài thực hành. Trang kết:
Chúc Quý Thầy - Cô giáo cùng tất cả các em học sinh Lớp 8/1 sức khoẻ!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Hồng Phong
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)