Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét

Chia sẻ bởi Hoàng Đình Tuấn | Ngày 29/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô giáo về dự giờ, thăm lớp
chúc các em học sinh có một tiết học bổ ích
GIÁO VIÊN: HOÀNG ĐÌNH TUẤN - TRƯỜNG THCS TÀ LONG
Khi kéo nước từ dưới giếng lên, em thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nặng hơn hay nhẹ hơn so với khi đã lên khỏi mặt nước?
Treo một vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P
Nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1
Dự đoán về mối quan hệ giữa P với P1
LÀM THÍ NGHIỆM KIỂM TRA DỰ ĐOÁN
Bước 1: Treo một vật nặng vào lực kế.
Lực kế chỉ giá trị P. Đọc và ghi kết quả.
Bước 2: Nhúng vật nặng chìm trong nước.
Lực kế chỉ giá trị P1. Đọc và ghi kết quả.
Đặc điểm của lực đã tác dụng lên vật trong trường
hợp thí nghiệm:
+ Điểm đặt ………………
+ Phương ………………
Chiều ……………..
Kết luận: Một vật nhúng trong chất
lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực
đẩy hướng từ ……………………… ………………….
vào vật
thẳng đứng
hướng từ dưới lên trên
dưới lên trên theo
phương thẳng đứng
Ác-Si-Mét
(287 – 212) TCN
Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét
THÍ NGHIỆM KIỂM TRA DỰ ĐOÁN CỦA ÁC-SI-MÉT
Bước 1: Treo cốc A chưa đựng nước và vật nặng vào lực kế.
Lực kế chỉ giá trị P1. Đọc và ghi kết quả.
Bước 2: Nhúng vật nặng vào bình tràn đựng đầy nước, nước từ
bình tràn chảy vào cốc B. Lực kế chỉ giá trị P2. Đọc và ghi kết quả.
Bước 3: Đổ nước từ cốc B vào cốc A. Lực kế chỉ giá trị P1’
Đọc và ghi kết quả.
B
B
Treo cốc A chưa đựng nước và vật nặng vào lực kế. Lực kế chỉ giá trị P1

Khi nhúng vật nặng chìm trong bình tràn, nước từ trong bình tràn ra. Thể tích của phần nước này bằng thể tích của vật. Số chỉ của lực kế lúc này là P2: P2 = P1 – FA < P1
Khi đổ nước từ cốc B vào cốc A, lực kế chỉ giá trị
P1’ = P1
Chứng tỏ lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng trọng lượng phần chất lỏng bị chiếm chỗ
P1
P2 = P1 – FA < P1
P1’ = P1
Tại sao khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước?

Vì gàu nước chìm trong nước bị nước tác dụng một lực đẩy Ác-si-mét hướng từ dưới lên, lực này có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị gàu chiếm chỗ.
FA
Bài tập: Nhúng chìm một khối gỗ có thể tích1,5m3 vào trong nước. Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên khối gỗ.
Biết trọng lượng riêng của nước là d = 10 000N/m3
FA = d.V = 10 000 . 1,5 = 15 000(N)
20.622 quả bóng bay nhấc bổng căn nhà gỗ
Trả lời: Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét lớn bằng nhau vì lực đẩy Ác-si-mét chỉ phụ thuộc vào trọng lượng riêng của nước (d) và thể tích của phần nước bị mỗi thỏi chiếm chỗ (V).
C5: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng nhúng trong nước.Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn?
C6: Hai vật bằng sắt có thể tích bằng nhau, một vật được nhúng chìm trong nước, một vật được nhúng chìm trong xăng. Hỏi thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn? Cho biết dn = 10000N/m3, dx = 7000N/m3
Trả lời: Hai vật có thể tích (V) như nhau nên lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng (d), mà dn > dx do đó thỏi nhúng trong nước chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn
Chú ý: Lực đẩy Ác-si-mét không phụ thuộc vào trọng lượng riêng của vật
Chú ý: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng
Để biết nhà bác học Ác-si-mét đã phát hiện chiếc vương miện không phải làm bằng vàng nguyên chất như thế nào? Các em hãy trả lời 3 câu hỏi sau.
Câu hỏi 1. Hai thỏi vàng và bạc có khối lượng bằng nhau. Biết khối lượng riêng của bạc là 10 500N/m3, khối lượng riêng của vàng là 19 300N/m3. Hỏi thỏi nào có thể tích lớn hơn?
Trả lời: Vàng có trọng lượng riêng lớn hơn bạc nên thỏi vàng có thể tích nhỏ hơn thỏi bạc.
Au
Ag
Vvàng < Vbạc
Câu hỏi 2: Vvàng < Vbạc. Vậy khi nhúng vào nước, lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi nào lớn hơn?
Trả lời: Vvàng < Vbạc nên lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi bạc lớn hơn.
Ag
Au
Au
Ag
Vvàng < Vbạc
Ag
Au
FA(vàng) < FA(bạc)
Câu hỏi 3:
Hai thỏi bạc và vàng trên được treo thăng bằng trên một chiếc cân. Hỏi cân còn thăng bằng không nếu nhúng cả hai thỏi vào nước?
Ag
Au
Khi nhúng cả vương miện và khối vàng vào nước
Có hiện tượng gì xảy ra với đòn cân nếu vương miện được làm bằng vàng thật.
Đòn cân vẫn đứng thăng bằng
Có hiện tượng gì xảy ra với đòn cân nếu vương miện được làm bằng vàng pha bạc.
Đòn cân lệch khỏi vị trí cân bằng
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học bài cũ. Hoàn thành câu trả lời cho các câu từ C4 đến C6 vào vở.
Dùng cân thay cho lực kế để kiểm tra dự đoán của Ác-si-mét.
Hãy tìm phương án thí nghiệm khác SGK để chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật nhúng chìm trong nó một lực đẩy từ dưới lên.
Chuẩn bị trước mẫu báo cáo thực hành, trả lời các câu hỏi phần 1 bài thực hành.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô và các em!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Đình Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)