Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tuấn | Ngày 29/04/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

Bài 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Khi kéo nước lên , ta thấy gầu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn rất nhiều so với khi đã lên khỏi mặt nước. Tại sao ?
DẠY TỐT - HỌC TỐT
CHÀO MỪNG CÁC GIÁO VIÊN
ĐẾN DỰ GIỜ THĂM LỚP
Năm học : 2011-2012
BÀI TRƯỚC CÁC EM CÒN NHỚ
Câu 1 : Càng lên cao áp suất khí quyển
A. càng tăng .
B. càng giảm.
C. không thay đổi.
D. Có thể tăng và cũng có thể giảm.
Câu 2 : Trường hợp nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra ?
A. Uống sữa tươi trong hộp bằng ống hút .
B. Thủy ngân dâng lên trong ống Tô-ri-xe-li.
C. Khi được bơm , lốp xe căng lên.
D. Khi bị xì hơi, bóng bay bé lại.
Câu 3 : Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào ? Công thức tính áp suất chất lỏng và chú thích.
Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và độ sâu cột chất lỏng .
Công thức : p = d.h
trong đó h là độ sâu cột chất lỏng ( m )
d là trọng lượng riêng của chất lỏng ( N/m3 )
p là áp suất chất lỏng ( Pa )
1. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó :
Bài 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi C1
P1 < P chứng tỏ điều gì ?
 Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng . . . . . . . . . .
từ dưới lên theo phương thẳng đứng
 Lực đẩy đó gọi là lực đẩy Ác-si-mét và ký hiệu FA
Bài 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Lực kế chỉ giá trị P bao nhiêu ?
Lực kế chỉ giá trị P1 bao nhiêu ?
Bài 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
2. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét:
Dự đoán :
 Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Thí nghiệm kiểm tra :
a
b
( SGK )
Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét :
c
mà P = d.V
= FA
FA = d.V
d : trọng lượng riêng chất lỏng ( N/m3 )
V : thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( m3 )
FA : lực đẩy Ác-si-mét ( N )
Ta có P = FA
Bài 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Nhà vua Hê-rôn xứ Si-ra-cuýt ( 306-215 trước công nguyên ) giao vàng cho một người thợ kim hoàn để làm cho nhà vua một cái vương miện đặc . Nhà vua nghi người thợ đã ăn bớt vàng nên giao cho Ác-si-mét kiểm tra xem người thợ có pha bạc vào vàng để làm vương miện không . Ác-si-mét ngày đêm lo lắng . Một hôm, trong khi đang nằm trong bồn tắm đầy nước , ông chợt phát hiện ra rằng khi nhấn chìm người trong nước càng nhiều thì lực đẩy lên ông càng mạnh . Từ đó Ác-si-mét dự đoán là độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ .
Bài 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Khi treo vật vào lực kế chỉ giá trị P1 bằng bao nhiêu ?
P1 là giá trị của cái gì ?
Bài 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Khi nhúng vật ngập trong chất lỏng lực kế chỉ P2 là bao nhiêu ?
Độ giảm trọng lượng so với lúc đầu là bao nhiêu ?
Độ giảm trọng lượng này tương ứng bằng độ lớn lực đẩy Ác-si-mét đang tác dụng lên vật , vậy lực đẩy có độ lớn bao nhiêu ?
Bài 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Đổ lượng nước tràn ra vào cốc , lực kế chỉ bao nhiêu ?
Có nhận xét gì về trọng lượng nước tràn ra và lực đẩy Ác-si-mét ?
Bài 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
3. Vận dụng:
C4 : Hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài .
 Khi gàu còn ngập trong nước dưới tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét hướng từ dưới lên làm trọng lượng gàu giảm do đó nhẹ hơn .
C5 : Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn ? .
 Như nhau , vì hai thỏi có cùng thể tích và cùng nhúng ngập trong nước.
C6 : Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng chìm vào nước, một thỏi được nhúng chìm vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn ? .
 Thỏi nhúng vào trong nước chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn , do hai thỏi có cùng thể tích mà d nước > d dầu .
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Mọi vật nhúng trong chất lỏng đều đều bị đẩy thẳng đứng từ dưới lên .

Các tàu thủy lưu thông trên biển , trên sông thì thải ra các chất độc hại như : khói , dầu nhờn . Cần chú ý sử dụng phương tiện cho đúng để giảm khí thải .
Bài 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
* Kiến thức cần nhớ của bài hôm nay
1 . Kết luận về lực đẩy Ác-si-mét .

Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét . Nói rõ tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
Bài 10 : LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
* Về nhà các em cần làm các việc sau:
1 . Học thuộc bài hôm nay và các câu hỏi ôn tập từ câu 1 đến câu 6 .

2 . Xem trước bài sự nổi và cho biết .
+ Để vật nổi , chìm hoặc lơ lửng cần điều kiện gì ?
+ Khi vật nổi trên mặt thoáng thì độ lớn của lực đẩy được tính như thế nào ?
BÀI TẬP
Một miếng sắt có thể tích 2 dm3 được nhúng chìm hoàn toàn trong rượu , tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt , cho biết trọng lượng riêng của rượu là 8 000 N/m3.
Giải :
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sắt .
FA = d.V = 8 000 . 0,002 = 16 N
THỜI GIAN DÀNH CHO
MÔN VẬT LÝ ĐÃ HẾT ,
CHÚC CÁC THẦY CÔ MẠNH KHỎE
RIÊNG CÁC EM THÌ
HỌC CÀNG GiỎI HƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)