Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Chiến | Ngày 29/04/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

VẬT LÍ 8
GV: Nguyễn Thị Đào – Trường THCS Yên Phương
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ ĐẾN DỰ GIỜ!

Lực là gì ? Nêu các yếu tố xác định lực ?
* Định nghĩa: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực
* Các yếu tố xác định lực:
+ Điểm đặt
+ Phương và chiều
+ Độ lớn
Tiết 12 - Bài 10. LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT.
I. TÁC DỤNG CỦA CHẤT LỎNG LÊN VẬT NHÚNG CHÌM TRONG NÓ
* Thí nghiệm ( Hình 10.2 )

Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng đẩy hướng từ……………
C2. Hãy chọn từ thích hợp cho chỗ trống trong kết luận sau:
dưới lên
Kết luận:
II – ĐỘ LỚN CỦA LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
1. Dự đoán
2. Thí nghiệm kiểm tra
B
P1 =
B
P2 =
3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét:
FA = d.V
FA là lực đẩy Ác-si-mét (N)
d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3),
V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
Bài tập:
a) Cho một thỏi thép và một thỏi nhôm có V = 1m3 . Nhúng một thỏi vào dầu ( có d1 = 8000 N/m3 ), một thỏi vào nước ( có d2 = 10 000 N/m3 ). Tính FA1 ; FA2
b) Cả hai thỏi đều được nhúng vào nước, nếu Vthép = 1m3 , Vnhôm = 2m3. Tính FA.
Giải: a) Ta có: FA1 = d1.V = 8000.1 = 8000 (N)
FA2 = d2.V = 10 000.1 = 10 000 (N)
b) Ta có: FA thép = d.Vthép = 10 000.1 = 10 000 (N)
FA nhôm = d.Vnhôm = 10 000.2 = 20 000 (N)

III. Vận dụng

C4. Hãy giải thích hiện tượng nêu ở đầu bài?
Kéo gàu nước lúc ngập trong nước cảm thấy nhẹ hơn là vì

..................................
do lực đẩy Ác - si - mét tác dụng từ dưới lên
C5: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ac-si-mét lớn hơn?
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi nhôm : FA1 = dnước.Vnhôm
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi thép : FA2 = dnước.Vthép
Mà ta có Vnhôm = Vthép => FA2 = FA1
C6: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng chìm vào nước, một thỏi được nhúng chìm vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn ?
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi đồng khi nhúng vào dầu :
FA1 = ddầu.V
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi đồng khi nhúng vào nước :
FA2 = dnước.V
Mà dnước > ddầu => FA2 > FA1
* Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
* Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét
FA = d.V
FA là lực đẩy Ác-si-mét (N)
d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3),
V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3).
Bạn hãy trả lời 3 câu hỏi
Em hãy cho biết nhà bác học ác-si-mét đã phát hiện chiếc vương miện không phải vàng nguyên chất như thế nào?
Câu hỏi 1. Trọng lượng riêng của chất nào lớn hơn: bạc hay vàng?
Trọng lượng riêng của bạc: 105000 N/m3
Trọng lượng riêng của vàng: 193000 N/m3
Câu hỏi 2. Hai thỏi bạc và vàng có khối lượng bằng nhau, được nhúng chìm vào trong nước. Lực đẩy ácsimét lên thỏi nào lớn hơn?
Au
Bạc
Thể tích của bạc lớn hơn nên lực đẩy �c-si-mét lớn hơn
Câu hỏi 3. Hai thỏi bạc và vàng có khối lượng bằng nhau được treo thăng bằng trên một chiếc cân. Hỏi cân bị lệch về phía nào nếu nhúng cả hai thỏi vào nước?
Bạc
Au
Bạn hãy quan sát bức tranh này và giải thích
Giờ học kết thúc
Chúc quý thầy, cô
Mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Chiến
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)