Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét

Chia sẻ bởi Ngô Văn Sung | Ngày 29/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:



HỘI THI THIẾT KẾ
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ

TRƯỜNG : THCS “B” PHƯỚC LONG
GV: TRƯƠNG MINH TRÍ
Chọn câu trả lời đúng:
1. Càng lên cao áp suất khí quyển sẽ:
A. Càng tăng
B. Càng giảm
C. Không thay đổi
D. Có thể tăng và cũng có thể giảm
2. Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ ?
Để khi nước sôi đổ vào, nước bốc hơi thì hơi thoát ra ngoài qua lỗ nhỏ đó. Làm giảm áp suất trong ấm vì thế nước không bị tràn ra và nắp không bị văng ra, khi rót nước ra được dễ hơn.
O
Kiểm tra bài cũ
Khi kéo nước từ dưới giếng lên ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước. Tại sao?
Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
Thí nghiệm:
C1: Treo một vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ P. Nhúng vật nặng chìm trong nước, Lực kế chỉ P1

Bài 10: LỰC ĐẨY AC - SI - MET
P
P1
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó .
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
C1: P1



Như vậy:
- Treo vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P
- Nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1
So sánh thấy: P1

Bài 10: LỰC ĐẨY AC – SI - MET
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
C1: P1

Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng .………………………

Lực này được gọi là lực đẩy Ác-si-mét.
Kí hiệu :

Hãy nêu đặc điểm của lực tác dụng lên vật trong thí nghiệm trên
Bài 10: LỰC ĐẨY AC- SI-MET
Fđẩy có :
- Điểm đặt: vào vật
- Phương: thẳng đứng
- Chiều: hướng từ dưới lên.
C2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong kết luận sau
Từ dưới lên theo phương thẳng đứng
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
II. Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét
1. Dự đoán
2. Thí nghiệm kiểm tra:
Dự đoán:
Truyền thuyết kể rằng, một hôm Ác-si-mét đang nằm trong bồn tắm đầy nước chợt phát hiện ra rằng ông nhấn chìm người trong nước càng nhiều thì lực đẩy do nước tác động lên ông càng mạnh. Dựa trên nhận xét này, Ác-si-mét dự đoán là :
Bài 10: LỰC ĐẨY AC – SI - MET
Độ lớn của lực đẩy vật nhúng trong chất
Lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng
bị vật chiếm chỗ
B
P1
P2
A
P3
Bước 1: Đo trọng lượng P1 của cốc và vật
Bước 2: Nhúng vật vào nước, nước tràn ra cốc, đo trọng lượng P2
Bước 3: - Đổ nước tràn từ cốc B vào cốc A.
- Đọc số chỉ của lực kế lúc này,
ghi lại kết quả P3.
C3.Chứng minh rằng trong thí nghiệm trên thì dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét là đúng.
Khi nhúng vật nặng chìm trong bình tràn, nước từ trong bình tràn ra có thể tích bằng thể tích của vật.
Gọi độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét là FA ,trọng lượng nước tràn ra là Pn.Theo kết quả TN ta có:
+ P2 = P1 – FA => P1 = P2 + FA
+ P3 = P2 + Pn
Vì P3 = P1 nên P2 + FA = P2 + Pn.
Suy ra FA = Pn
Pn là trọng lượng của phần nước có thể tích bằng vật. Vậy dự đoán :“ Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ’’ là đúng.

I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
II. Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét
1. Dự đoán
2. Thí nghịêm kiểm tra
3. Công thức tính lực đẩy Ác – si – met
FA = d.V
Trong đó:
FA là độ lớn lực đẩy Ác-si-mét
V thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ
d là trọng lượng riêng của chất lỏng
Nếu gọi V là thể tích là thể tích phần chất lỏng bị chiếm chỗ, d là trọng lượng riêng thì độ lớn của lực đẩy Ác - si - mét được xác định bằng công thức: FA = d.V

Bài 10: LỰC ĐẨY AC- SI - MET
( N)
( m3)
(N/m 3)
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
II. Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét
III. Vận dụng

C4: giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài
Khi kéo nước từ dưới giếng lên ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi lên khỏi mặt nước. Tại sao ?
Bài 10: LỰC ĐẨY AC - SI - MET
C4 : - Khi gàu nước còn chìm trong nước nó bị tác dụng một lực đẩy Ác-si-mét hướng từ dưới lên nên ta thấy nhẹ hơn.
- Khi gàu nước lên khỏi mặt nước thì không còn lực đẩy Ác-si-mét nữa nên ta cảm thấy nặng hơn.
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
II. Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét
III. Vận dụng
C4 :
C5:Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét bằng nhau vì hai thỏi có cùng thể tích và cùng nhúng ngập trong nước.

C5: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn?

Bài 10: LỰC ĐẨY AC - SI - MET
C6: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng chìm vào nước, một thỏi được nhúng chìm vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn?
( dnước = 10000N/m3, ddầu = 8000 N/m3 )
Trả lời: FA1 = d nước . V 1 ; FA2 =ddầu .V2
V1=V2
 FA1 > FA2
d nước >d dầu
III.Vận dụng
Bài 10: LỰC ĐẨY AC- SI-MET

Bài tập
Một khối gỗ có thể tích là V. Lực đẩy Ác-si mét tác dụng lên khối gỗ khi nó được nhúng chìm hoàn toàn trong dầu hỏa là 10000N. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8 000 N/m3. Tính thể tích của khối gỗ.

Tóm tắt
FA=10000N
d = 8 000 N/m3
V = ? m3

Giải
Thể tích khối gỗ

* Kiến thức cần nhớ của bài học hôm nay.
1 . Kết luận về lực đẩy Ác-si-mét .


Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét . Nói rõ tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
BÀI 10: LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT
Lực đẩy Ác-si-mét không những được áp dụng với chất lỏng mà còn được áp dụng cả với chất khí. Điều này giải thích tại sao những quả bóng hoặc khí cầu được bơm một loại khí nhẹ hơn không khí có thể bay lên được.
Có thể em chưa biết:
Truyền thuyết về Ác-si-mét:
Nhà vua Hê-rôn xứ Si-ra-cuýt (306-215 trước công nguyên) giao vàng cho một người thợ kim hoàn để làm cho nhà vua một cái vương miệng đặc. Nhà vua nghi ngờ thợ đã ăn bớt vàng nên giao cho Ác-si-mét kiểm tra xem người thợ có pha bạc vào vàng để làm vương miệng không.
Ác-si-mét ngày đêm lo lắng, suy nghĩ làm thế nào để thực hiện được việc nhà vua giao.
Một hôm, trong khi đang nằm trong bồn tắm đầy nước, ông chợt phát hiện ra rằng khi nhấn chìm người trong nước càng nhiều thì lực đẩy ông lên càng mạnh. Từ đó ông thấy được cách giải quyết bài toán về chiếc vương miện của nhà vua. Ông nhảy khỏi bồn tắm và cứ thế trần truồng chạy ra đường, vừa chạy vừa kêu: “Ơ-rê-ca ! Ơ-rê-ca !” (Tìm ra rồi! Tìm ra rồi).
Ông đã chứng minh người thợ đã pha bạc vào vàng để làm vương miện. (Biết khối lượng riêng của bạc chỉ bằng 50% khối lượng riêng của vàng).Các em hãy thử giải thích tại sao ?
Đốt lửa
Chúng ta xem khí cầu bay được !?
Học bài : Phần ghi nhớ
Làm bài tập 10.1 -> 10.4 SBT
Chuẩn bị bài thực hành
”Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét”
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Chúc quý thầy cô nhiều sức khoẻ
Chào tạm biệt!

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Sung
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)