Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét

Chia sẻ bởi Lâm Thị Thảo | Ngày 14/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Lực đẩy Ác-si-mét thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:


Họ tên : ……………………………………………… Lớp : ……….

Kiểm tra : Lí 8 ( 15 phút)

Tô tròn vào đáp án đúng của mỗi câu sau:

01. ; / = ~ 04. ; / = ~ 07. ; / = ~ 10. ; / = ~

02. ; / = ~ 05. ; / = ~ 08. ; / = ~

03. ; / = ~ 06. ; / = ~ 09. ; / = ~
Mã đề: 143


Câu 1. Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức p = d.h ? Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất?
A. Vì khí quyển có độ cao rất lớn.
B. Vì khí quyển rất nhẹ.
C. Vì khí quyển không có trọng lượng riêng.
D. Vì độ cao của cột khí quyển là không thể xác định chính xác, trọng lượng riêng của khí quyển là thay đổi.
Câu 2. Trong một bình đựng chất lỏng, chất lỏng có thể gây ra áp suất tác dụng lên:
A. Mọi điểm ở đáy bình, thành bình và trong lòng chất lỏng
B. Chỉ các điểm ở thành bình
C. Chỉ các điểm ở trong lòng chất lỏng
D. Chỉ các điểm ở đáy bình
Câu 3. Khi một vật nhúng trong chất lỏng thì lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật luôn có hướng;
A. Song song với các mặt tiếp xúc giữa vật và chất lỏng
B. Vuông góc với các mặt tiếp xúc giữa vật và chất lỏng
C. Thẳng đứng từ trên xuống dưới
D. Thẳng đứng từ dưới lên trên
Câu 4. Một vật có khối lượng 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D= 10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước d= 10000N/m3. Lực đẩy Ac- si- mét tác dụng lên vật là bao nhiêu?
A. FA= 0,47N B. FA= 0,37N C. FA= 0,57N D. FA= 0,67N
Câu 5. Một chiếc xà lan có dạng hình hộp dài 4m, rộng 2m. Biết xà lan ngập sâu trong nước 0,5m, trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Xà lan có trọng lượng là bao nhiêu?
A. P= 4500N B. P= 4000N C. P= 5000N D. Một kết quả khác.
Câu 6. Lực đẩy Ácsimet tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng phụ thuộc vào;
A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của chất lỏng.
B. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của vật .
C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần vật ngập trong chất lỏng.
Câu 7. Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau, khi nhúng ngập chúng vào nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào chúng xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến bé nhất là:
A. đồng- nhôm- sắt B. sắt- nhôm- đồng
C. nhôm- sắt- đồng D. nhôm- đồng- sắt
Câu 8. Một tàu ngầm đang di chuyển dưới đáy biển. Áp kế đặt ở ngoài vỏ tàu lúc đầu chỉ 820 000 N/m2, một lúc sau áp kế chỉ 1 247 000N/m2. Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Tàu không chuyển động B. Tàu đang chuyển động theo phương ngang
C. Tàu đang lặn sâu xuống D. Tàu đang nổi lên
Câu 9. Đổ một lượng nước vào trong cốc sao cho độ cao của nước trong cốc là 12 cm. Áp suất của nước lên một điểm A cách đáy cốc 4 cm là bao nhiêu? ( biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3)
A. p= 600N/m2 B. p= 1000N/m2 C. p= 800N/m2 D. p= 1200N/m2
Câu 10. Trường hợp nào sau đây có ứng dụng nguyên tắc của bình thông nhau?
A. Hệ thống phân phối nước trong thành phố
B. Thợ nề dùng loại ống nước trong suốt để xác định hai điểm có cùng độ cao
C. Chế tạo thiết bị đo mực chất lỏng trong các bình không trong suốt
D. Các trường hợp trên đều ứng dụng nguyên tắc của bình thông nhau
Họ tên : ……………………………………………… Lớp : ……….

Kiểm tra : Lí 8 ( 15 phút
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Thị Thảo
Dung lượng: 81,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)