Bài 10. Hoạt động của cơ

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hải | Ngày 01/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Hoạt động của cơ thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 10: HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
Hãy chọ từ thích hợp trong khung bên và điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- Khi cơ ………… tạo ra một lực.
- Cầu thủ đá bóng tác đông một ………………vào quả bóng.
- Kéo gầu nước, tay ta tác đông một ……………. vào gầu nước.
Lực kéo, lực hút, lực đẩy, co, dãn.
CO
lực đẩy
lực kéo
Công thức tính công cơ:
A = F. s trong đó:
A: là công thực hiện (jun=N/m)
F: là lực tác động, N (Niuton)
S:là quãng đường di chuyển của vật chịu tác dụng của lực
Nếu có một lưc F tác động vào vật làm vật dịch chuyển một quảng đường s theo phương của lực thì sản sinh một công là A:
Bảng 10 ghi kết quả thực nghiệm của một em nhỏ trên máy ghi công.
1200
600
0
700
900
Hãy tính công co cơ (g/cm) và điền vào ô trống trong bảng sau:
1200
600
0
700
900
- Qua kết quả trên, em hãy cho biết với khối lượng như thế nào thì công cơ sinh ra lớn nhất?
- Khi ngón tay trỏ kéo rồi thả nhiều lần, có nhận xét gì về biên độ co cơ trong quá trình thí nghiệm kéo dài?
- Khi chạy một quảng đường dài, em có cảm giác gì? Vì sao như vậy?
- Hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi làm việc quá sức có thể đặt tên là gì?
Biện pháp chống mỏi cơ
- Khi bị mỏi cơ cần làm gì để hết mỏi?
Khi mỏi cơ cần được nghỉ ngơi, thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh. Sau khi chạy nên đi bộ từ từ đến khi hô hấp trở lại bình thường mới nghỉ ngơi và xoa bóp

+ Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng vừa sức
+ Rèn luyện cơ thể thường xuyên thông qua lao động thể dục thể thao
- Trong lao động cần có những biện pháp gì để cho cơ lâu mỏi và có năng suất lao động cao?
- Khả năng co cơ của người phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Khả năng co cơ của người phụ thuộc vào những yếu tố:
- Thần kinh: tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng thì cơ co tốt hơn.
- Thể tích của cơ: Bắp cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh hơn.
- Lực co cơ.
- Khả năng dẻo dai, bền bỉ: Làm việc lâu mỏi.
Những hoạt động nào được coi là sự luyện tập cơ?











Nhảy cao
Tập thể hình
Nhảy dây











Chạy bộ











Nhảy xa











Cử tạ










Nhảy bao bố












Đá bóng











Tham gia các hoạt động lao động










Thi đấu vật
Trò chơi vật cánh tay
- Luyện tập thường xuyên có tác dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với hệ cơ?
- Giúp tăng thể tích của cơ (người có thân hình cường tráng), tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai -> Tăng năng suất lao động.
- Giúp xương thêm cứng rắn, phát triển cân đối.
- Giúp tăng năng lực hoạt động của các cơ quan như: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá.
- Giúp cho tinh thần luôn sảng khoái
- Nên có phương pháp luyện tập như thế nào để có kết quả tốt nhất?
Đối với học sinh:
+ Cần tăng cường thường xuyên luyện tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, tham gia các môn thể thao như chạy, nhảy, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, tham gia các trò chơi dân gian (nhảy bao bố, kéo co,...) một cách vừa sức.
+ Có thể tham gia lao động sản xuất phù hợp với sức lực, lứa tuổi.
BÀI TẬP
Chọn ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Cho công thức công của cơ như sau:
A = F. s trong đó:
A (jun): Công của cơ
F (N): Lực tác dụng vào vật (F=m.g= m.10m/s)
m (kg): Khối lượng của vật.
s (mét): Độ dài quãng đường.
Một người kéo một vật nặng 5kg từ một nơi thấp lên cao khoảng cách 10 mét thì công của cơ là bao nhiêu?
A. 50 jun
B. 100 jun
C. 500 jun
D. 1000 jun
C. 500 jun
Câu 2: Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân gây mỏi cơ chủ yếu là:
A. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều glucôzơ.
B. Các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều ôxi.
C. Các tế bào thải ra nhiều CO2.
D. Thiếu O2 cùng với sự tích tụ axit Lactic gây đầu độc cơ.
D. Thiếu O2 cùng với sự tích tụ axit Lactic gây đầu độc cơ.
Dặn dò – Hướng dẫn về nhà
- Học bài
- Làm bài tập 2, 3 (tr. 36 SGK)
- Đọc mục “Em có biết”
- Thực hiện theo bài tập 4 (tr.36 SGK).
- Mục trò chơi: Thực hiện vào giờ giải lao hoặc tổ chức cuộc thi “Tìm người khoẻ nhất”.
- Đọc và nghiên cứu bài: “Tiến hoá hệ vận động, vệ sinh hệ vận động”.
- Xem lại hệ vận động của thú.
- Kẻ bảng 11: “Sự khác nhau giữa bộ xương người và bộ xương thú”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)