Bài 10. Đồng chí

Chia sẻ bởi Trần Hồng Ngọc | Ngày 09/05/2019 | 84

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

ĐỒNG CHÍ
I. Đọc hiểu chú thích:
1Tác giả:
Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh 1926, quê ở
huyện Can Lộc- Hà Tĩnh.
Từ một người lính trung đoàn Thủ đô trở thành nhà thơ quân
đội.
Thơ của ông hầu như chỉ vếit về người lính và hai cuộc
kháng chiến, đặc biệt ông luôn viết về tình cảm cao đẹp của
người lính, như tình đồng chí, đồng đội, quê hương, sự gắn bó
giữa tiền tuyến và hậu phương.
Được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật.
2.Tác phẩm
Bài thơ được sáng tác vào đầu
năm 1948 tại nơi ông phải nằm
điều trị bệnh.
Bài thơ in trong tập " Đầu súng
trăng treo``.
II. Đọc hiểu văn bản
1.Cấu trúc văn bản:
- Thể thơ: Tự do.
- Tự sự - miêu tả - biểu cảm.
-->Biểu cảm là chính.
- Cả bài thơ tập chung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội nhưng được cụ thể qua từng phần.
*Bố cục: 3 phần.
+Phần 1: 7 câu thơ đầu Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính.
+Phần 2: 10 câu thơ tiếp Biểu hiện của tình đồng chí.
+ Phần 3: 3 câu thơ cuối Hình tượng giàu chất thơ về tình đồng chí giữa những người lính.
2. Nội dung bài học
a/Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính.
Mở đầu là 2 câu thơ đối rất chỉnh: “Quê hương … sỏi đá”. Những ng` lính xuất thân từ nông dân “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”. Họ đều có sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân từ nghèo khó.
-Từ những con ng` xa lạ chẳng quen nhau: “Anh... quen nhau” cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã nảy nở tình cảm cao đẹp: tình đồng chí. Tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết chọn vẹn cả về lý chí lẫn lý tưởngvà mục đích cao cả giành độc lập tự do cho Tổ quốc: “súng bên súng” .
-Tình đồng chí được nảy nở bền chặt trong sự chan hoà bền chặt, gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn: “Đêm … tri kỷ”. Chung chăn nghĩa là chung cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời ng`` lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh. Câu thơ đầy ắp kỷ niệm, ấm áp tình đồng chí, đồng đội.
Từ những con ng` xa lạ, họ có nhiều cái chung biến họ
thành đôi người xa lạ và rồi thành “tri kỷ” một tình bạn keo
sơn gắn bó.
Hai từ “Đồng chí” kết thúc khổ thơ thật đặc biệt , sâu lắng.
Nó ngân vang như tiếng gọi tha thiết, vừa tạo thành nốt nhấn,
lắng lại như khẳng định một tình cảm rất đổi thiêng liêng.
Câu thơ như một bản lề vừa khép lại câu trên nhưng lại
mở ra ý cho đoạn dưới.
Hai từ “đồng chí” là kết tinh mọi tình cảm, tình bạn, tình
người, tình đồng chí.
- Tất cả những điều đó là cơ sở hình thành nên tình đồng chí.


b/ Biểu hiện của tình đồng chí
Họ chia sẻ với nhau nỗi nhớ: nhớ gốc đa, bến nước, sân
đình, người thân yêu...
Những người lính hiểu lòng nhau, thông cảm sâu sắc với
nhau, họ cùng tâm tư, cùng nỗi nhớ.
Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời
quân ngũ.
-> Vì tình đồng chí đem lại cho họ tinh thần lạc quan vui vẻ
tình thương nhau chân thành sâu sắc.
Hình ảnh chân thực từ cuộc sống bình dị, lời thơ mộc mạc
dân giã.
Có nhiều câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau.
....Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi..
Miệng cười buốt giá, chân không giày
c. Ba câu cuối
-Hình ảnh người lính, khẩu súng, vầng trăng gắn kết hòa
quyện tạo nên chất lãng mạn trong cảnh rừng hoang sương
muối những người lính đứng chờ giặc tới...
- Đây là bức tranh thiên nhiên đẹp và tình người nồng ấm
khiến cho người lính quên đi cái lạnh, rét say mê ngắm vẻ
đẹp của rừng đêm dưới ánh trăng.
- Hình ảnh rừng hoang sương muối diễn tả sự gian khổ của
đời lính.
- Hình ảnh đầu súng trăng treo diễn tả nhiệm vụ chiến đấu và tâm
hồn lãng mạn của người lính. Nó gợi ra sự liên tưởng phong phú
thực tại và mơ mộng, chiến sĩ và thi sĩ , gần và xa...
- Hình ảnh anh bộ đội thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
III. Tổng kết
1 .Nghệ thuật.
Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ thơ giản dị, cô đọng giàu sức
biểu cảm.
2. Nội dung.
- Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến.
- Vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Hồng Ngọc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)