Bài 10. Đồng chí
Chia sẻ bởi Phạm Nhã Uyên Uyên |
Ngày 08/05/2019 |
40
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Chào mừng
quý thầy cô và các bạn đến với
tiết học
hôm nay
Nhóm thực hiện: Tổ 3
Thành viên:
Lê Ngọc Phương Trâm
Trần Thùy Dương
Nguyễn Đại Quang
Nguyễn Cường Phú
Mai Nguyễn Thị Trúc Phương
Phạm Nhã Uyên Uyên
Năm học: 2008 - 2009
I/ Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1/ Tác giả:
- Chính Hữu.(1926 - 2007)
- Tên khai sinh là Trần Đình Bắc.
Quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ông còn làm chính trị viên đại hội (chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954). Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh.
Tác phẩm chính: tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966).
Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.
Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2002)
2/ Hoàn cảnh sáng tác:
Trong một lần bị cơn sốt rét hành hạ, ông đã trú trong một lán nhỏ giữa rừng. Trong suốt thời gian đó, ông đã được đồng đội tận tình quan tâm và chăm sóc. Chính điều đó đã làm cho ông rất xúc động và ông đã viết nên bài thơ “Đồng chí”.
3/ Tác phẩm:
Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp. (1946 – 1954)
4/ Bố cục: 3 phần
II/ Đọc – Tìm hiểu văn bản:
1/ Cơ sở hình thành tình đồng chí:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
-> cùng xuất thân là những người nông dân nghèo khó
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
-> cùng nhau chiến đấu, sát cánh bên nhau trong lúc làm nhiệm vụ.
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
-> cùng chia sẻ với nhau những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống.
=> Từ những điểm chung về xuất thân, chí hướng và những sẻ chia đã giúp họ trở thành những tri kỉ, đồng chí với nhau.
2/ Những cơ sở hình thành nên tình đồng chí:
A> Sự hy sinh bản thân, chung chí hướng và lý tưởng:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
->hy sinh những lợi ích cá nhân của mình để bảo vệ Tổ quốc.
-> “mặc kệ”: không mang nghĩa bàng quan, vô trách nhiệm đối với gia đình mà khiến cho người đọc cảm thấy đó là sự dứt khoát, ý chí, quyết liệt của những người chiến sĩ. Họ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng để chiến đấu vì hòa bình, tự do cho đất nước.
B> Sự chia sẻ cùng nhau những khó khăn:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
-> thấu hiểu được “cơn ớn lạnh”, cái “sốt run người” của những cơn sốt rét rừng.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
…
Chân không giày
-> họ đều thiếu thốn về vật chất, kể cả những thứ vật dụng cần thiết nhất.
=> Hiểu nhau hơn
Miệng cười buốt giá
…
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
-> sự lạc quan, yêu đời, bất khuất dù trong bất cứ một thử thách, khó khăn nào.
-> sáng lên một ngọn lửa nghị lưc phi thường
Nung nấu nhiệt huyết của những người chiến sĩ
-> “Miệng cười buốt giá” => cách dùng từ rất lạ, và rất ấn tượng
Gợi lên hình ảnh một nụ cười không tròn trịa do cái rét buốt người, nhưng tinh thần vẫn đầy lạc quan
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” => cách nói đầy biểu cảm
Họ vượt qua những cơn giá rét, những thử thách, khó khăn nhờ hơi ấm truyền cho nhau, nhờ lòng yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết và tình đồng chí đầy keo sơn.
3/ Vẻ đẹp anh hùng của những người chiến sĩ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
->vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp. Bức tranh hiện thực kết hợp với hình ảnh trữ tình là “ánh trăng treo” trên đầu ngọn súng.
-> sống động, bay bổng, lơ lửng. Không gian rộng thoáng, bát ngát
-> đặc tả khộng gian, cảnh thực
-> dù hoản cảnh rất khắc nghiệt nhưng họ vẫn luôn bên nhau chống chọi lại điều đó.
-> chữ “đứng”-> khí phách, hiên ngang, bất diệt
Luôn sẵn sàng chiến đấu
Tạo thế chủ động
Tạo nên hình ảnh người chiến sĩ thật đẹp đẽ, thật anh hùng
III/ Ghi nhớ:
Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Nhã Uyên Uyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)