Bài 10. Đồng chí

Chia sẻ bởi Hoàng Lan | Ngày 08/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TiẾT 46 - VĂN BẢN
CHÍNH HỮU
I. Đọc- TèM HI?U CHUNG.
1. Tác giả
-Chớnh H?u ( 1926-27/11/2007) tờn khai sinh Tr?n Dỡnh D?c, quờ H� Tinh.
- ễng h?u nhu ch? vi?t v? ngu?i lớnh v� cu?c chi?n tranh.
Tỏc ph?m chớnh: "D?u sỳng trang treo" (1966).
2. Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1948.
( Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc Thu đông năm 1947. Trong chiến dịch ấy, cũng như trong những năm đầu cuộc kháng chiến, bộ đội ta hết sức khó khăn, thiếu thốn. Sau chiến dịch ấy Chính Hữu viết bài thơ “Đồng chí”).
- Bài thơ thể hiện những tình cảm tha thiết sâu sắc của
tác giả với những người đồng chí, đồng đội của mình.
Tiết 46: ĐỒNG CHÍ
CHÍNH HỮU
- Được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

3. Đọc - Bố cục:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
1948
(CHÍNH HỮU - ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO)
- 7 dòng đầu: sự lí giải về cơ sở hình thành tình đồng chí
-11 dòng tiếp theo: sự kết tinh tình cảm giữa những người lính (những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí)
- 3 dòng cuối: hình ảnh đặc sắc giàu chất thơ về người lính
Lựa chọn đáp án đúng cho câu hỏi sau:
Bài thơ Đồng chí được sáng tác theo khuynh hướng nào?
A. Khuynh hướng lãng mạn.
B. Khuynh hướng hiện thực.
B.
Tiết 46: ĐỒNG CHÍ
CHÍNH HỮU
TIẾT 46: ĐỒNG CHÍ
CHÍNH HỮU
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT.
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí:
“… nước mặn đồng chua
… đất cày lên sỏi đá… ”
Sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu
… chung chăn thành đôi tri kỉ”
Tình đồng chí: Cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu – mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt  Hình ảnh cụ thể, sinh động; sử dụng câu thơ sóng đôi và thành ngữ.
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
* CÂU HỎI THẢO LUẬN: Trong đoạn thơ thứ nhất của bài thơ có một câu thơ đặc biệt vì chỉ có 2 tiếng “Đồng chí”. Câu thơ ấy có vai trò như thế nào trong bài thơ?
“Đồng chí”: Tình cảm thân mật, thiêng liêng, sâu sắc, cảm xúc đã được kết tinh.
( Câu thơ chỉ có 2 tiếng tạo nên một nốt nhấn, một sự phát hiện, khẳng định, như một bản lề kết dính đoạn đầu và đoạn thứ hai, nó hội tụ bao nhiêu tình cảm, vừa thân mật, vừa thiêng liêng, vừa miêu tả, gợi đến những gì sâu sắc nhất, đó chính là chỗ dựa để họ vượt qua mọi thiếu thốn, gian lao. Tình đồng chí là sự kế thừa và nâng cao sự quen biết, tình bạn, tình tri kỷ).
Tiết 46: ĐỒNG CHÍ
CHÍNH HỮU
Có vai trò thế nào? !
Tiết 46: ĐỒNG CHÍ
CHÍNH HỮU
2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
“…gửi bạn thân cày
…mặc kệ gió lung lay…”
Sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng nhau
Sự hi sinh tình nhà cho việc nước
 giản dị cảm động
-Hình ảnh: “sốt run người…áo rách vai ,..quần vài mảnh vá…chân không giày”
 Cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
 Sự gắn bó sâu nặng đã tiếp thêm sức mạnh, vượt qua mọi gian khổ.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
3.Hình ảnh đặc sắc giàu chất thơ về người lính.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhauchờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
 Bức tranh về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đep về cuộc đời người chiến sĩ.
* Hình ảnh vừa thực, vừa mộng. Kết hợp chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ, hiện thực và lãng mạn.
Tiết 46: ĐỒNG CHÍ
CHÍNH HỮU


III.TỔNG KẾT



Câu hỏi thảo luận: Ngoài nội dung trên, em thấy tác giả đã đổi mới như thế nào về mặt kết cấu và thể thơ?
Nghệ thuật:
Thể thơ tự do, tạo hình thức biểu hiện mới, cảm nhận thời đại mới.
Kết cấu mở ,tạo nhiều dư âm nối tiếp, liên tưởng nhiều chiều…
Nội dung: Tình đồng chí hiện lên với vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, đó là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tiết 46: ĐỒNG CHÍ
CHÍNH HỮU
IV.LUYỆN TẬP
1. Chọn câu trả lời đúng
Dòng nào sau đây giải thích chính xác tựa đề của bài thơ “Đồng chí”?
“Đồng chí” là cách gọi nhau của những người cùng đoàn thể.
“Đồng chí” là bản chất của tình đồng đội giữa những người lính.
“Đồng chí” là sự kết tinh của tình đồng đội, tình tri âm, tri kỉ.
“Đồng ” là cùng, “chí ”là hướng, “đồng chí” là có cùng chí hướng.
Tiết 46: ĐỒNG CHÍ
CHÍNH HỮU
Sai rồi
Lại sai rồi
Tiết 46: ĐỒNG CHÍ
CHÍNH HỮU
IV.LUYỆN TẬP
2.Chi tiết nào thể hiện sự chia sẻ những thiếu thốn, gian lao của người lính?
“áo anh rách vai”, “chân không giày”, “ruộng nương anh gửi bạn”

B. “áo anh rách vai”, chân không giày”, “sốt run người”

C. “áo anh rách vai”, “ruộng nương anh gửi bạn”, “sốt run người”

D. “ruộng nương gửi bạn”, “áo rách vai”, “gian nhà không”.
B.
Sai rồi
3. Ý nào sau đây không đúng với nội dung tư tưởng chủ đạo của bài thơ?
Khẳng định, ngợi ca sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí.
B. Ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.
C. Khắc họa tâm hồn trẻ trung, tinh nghịch, hồn nhiên của những người lính.
C.
Tiết 46: ĐỒNG CHÍ
CHÍNH HỮU
IV.LUYỆN TẬP
Sai rồi
Lại sai nữa rồi
4. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh tả thực hay hình ảnh biểu tượng?
Tả thực
Biểu tượng
Tả thực mà mang ý nghĩa biểu tượng
C.
Tiết 46: ĐỒNG CHÍ
CHÍNH HỮU
IV.LUYỆN TẬP
Không đúng
Vẫn chưa đúng.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP Ở NHÀ
Học thuộc bài thơ.
- Nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về đoạn cuối bài thơ.
- Soạn văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.

Tiết 46: ĐỒNG CHÍ
CHÍNH HỮU
ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả.
Tác phẩm.
Đọc - Bố cục.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Cơ sở hình thành tình đồng chí.
2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
3. Hình ảnh đặc sắc giàu chất thơ về người lính
III. TỔNG KẾT.
Nội dung
Nghệ thuật
IV. LUYỆN TẬP.

TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
CÁC THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE. !!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)