Bài 10. Đồng chí

Chia sẻ bởi Đặng Phương Nam | Ngày 08/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Đồng chí
~ Chính Hữu ~
Tiết 46: Đọc hiểu văn bản
1. Tác giả
Sinh năm 1928, quê Can Lộc - Hà Tĩnh.
Tên thật là Trần Đình Đắc.
Là một nhà thơ quân đội, nhập ngũ năm 1946.
- Tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
- Thơ của ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh. Ông được trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Văn bản
- Sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả vừa cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947.
Chính Hữu
- Được in trong tËp th¬ “Đầu súng trăng treo”
Văn bản: Đồng chí(1)
Quê hương anh nước mặn, đồng chua(2)
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ(3).
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối(4)
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Chính Hữu - 1948)
Đồng chí
10 câu tiếp theo: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
3 câu cuối: Biểu tượng đẹp của tình đồng chí.
3. Bố cục
7 câu thơ đầu: Cơ sở hình thành tính đồng chí
Câu thơ sóng đôi.
Thành ngữ “nước mặn đồng chua”.
- Quê hương xa cách nhau, mỗi người một nơi. Người ở miền chiêm trũng ven biển “nước mặn, đồng chua”, quanh năm úng lụt; người ở vùng đồi núi sỏi đá bạc màu, quanh năm đổi bát mồ hôi lấy bát cơm. Vậy là các anh đều xuất thân từ những vùng quê nghèo, lam lũ, vất vả.
-> Giữa các anh có sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân.
Đêm rét chung chăn
Súng bên súng
-> Cùng chung mục đích lí tưởng chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
đầu sát bên đầu,
-> Tình cảm ý hợp tâm đầu của đôi bạn chí cốt bền chặt chan hoà
Tình cảm ý hơp tâm đầu chia ngọt sẻ bùi gắn bó yêu thương nhau như ruột thịt
thành đôi tri kỉ(3).
Vì cùng chung một mục đích, một lí tưởng nên họ luôn kề vai sát cánh bên nhau trong chiến đấu, gian khổ, hiểm nguy. Đêm đắp chung chăn cùng tâm sự vui buồn, các anh đã nhanh chóng trở thành những người bạn tri kỉ ngọt bùi chia sẻ, sống chết có nhau.
Câu thơ chỉ có 1 từ, 2 tiếng, với dấu chấm than như một nốt nhấn.
Đây là câu thơ quan trọng nhất của bài. Nó được lấy làm nhan đề của bài thơ. Nó gắn kết 2 đoạn thơ, khép mở 2 ý cơ bản: những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí.
-> Họ cùng chung mét mục đích, lí tưởng chiến đấu vì nền độc lập của Tổ quốc.
Đồng chí!
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
Gian nhà không mặc kệ
nhớ
Giếng nước gốc đa
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
áo anh rách vai
Quần tôi có vài miếng vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
=> Cỏc anh cựng nhau chia s? nh?ng gian lao thi?u th?n c?a cu?c d?i ngu?i lớnh

=> Tỡnh c?m g?n bú sõu n?ng gi?a nh?ng ngu?i lớnh v� s?c m?nh c?a tỡnh c?m ?y do�n k?t vu?t qua m?i th? thỏch h?a h?n s? l?p cụng.
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo



-> Sức mạnh của tình đồng chí giúp họ vượt lên mọi gian khổ, khắc nghiệt của thời tiết.
- Ba hình ảnh: người lính, khẩu súng,vầng trăng gắn kết với nhau trở thành biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.
rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

Đầu súng trăng treo ngoài hình ảnh bốn chữ này còn có một nhịp lắc của một cái gì lơ lửng chông chênh trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở rất xa chứ không phải là buộc chặt. Suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; Rừng hoang sương muối là một khung cảnh có thật. Rừng mùa đông ở Việt Bắc rất lạnh nhất là những đêm có sương muối. Sương muối làm tê buốt da như những mũi kim châm và đến lúc nào đó bàn chân tê cứng đến mất cảm giác. Tất cả những gian khổ của đời lính trong giai đoạn này thật khó kể hết nhưng chúng tôi vẫn vượt lên được nhờ ở sự gắn bó tiếp sức của tình đồng đội trong quân ngũ. Cho đến hôm nay mỗi khi nghĩ đến tình đồng đội năm xưa lòng tôi vẫn xúc động bồi hồi.
(Nhà văn nói về tác phẩm – Nhà xuất bản Văn học 1994)
GHI NHỚ
Tình đồng chí của người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu... Nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
Luyện tập
1- Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào thời kỳ nào?
A. Trong kháng chiến chống Pháp.
B. Trước cách mạng Tháng tám.
C. Trong kháng chiến chống Mỹ.
D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
2- Nhận định nào nói đúng nghĩa gốc của từ “đồng chí”?
A. Là những người cùng một nòi giống.
B. Là những người sống cùng một thời đại.
C. Là những người cùng một chí hướng chính trị.
D. Là những người cùng theo một tôn giáo.
3- Từ “Đồng chí!” được tách thành một câu thơ riêng, điều đó có ý nghĩa gì?
A. Là sự phát hiện, lời khẳng định tình cảm của những người lính
trong 6 câu thơ đầu.
B. Nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau.
C. Tạo nên sự độc đáo trong giọng điệu cho bài thơ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Phương Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)