Bài 10. Đồng chí

Chia sẻ bởi Nguyễn Đình Kỳ | Ngày 08/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Quý thầy cô và các em học sinh về tham dự tiết học
GV thực hiện: Nguyễn Hoành Ngọc
Đơn vị: THCS Nguyễn Tất Thành
CHÀO MỪNG
KIỂM TRA BÀI CŨ
Đoạn trích “Luc Văn Tiên gặp nạn” đã nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao dộng như thế nào?
KIỂM TRA BÀI CŨ
Qua đoạn trích “ Lục Văn Tiên gặp nạn”, Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm khát vọng, niềm tin về cái thiện, cái chính nghĩa vào con người lao động bình thường. Cái xấu, cái ác thường lẩn khuất sau những kẻ mủ cao, áo dài, bọn người có địa vị cao sang ( Võ Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm…), nhưng vẫn còn những cái tốt đẹp, đáng kính trọng, đáng khát khao, tồn tại bền vững nơi những con người ngèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài (ông Ngư, ông Tiều, chú tiểu đồng…)
Tiết 42 BÀI 10
VĂN BẢN
ĐỒNG CHÍ
(Chính Hữu)
I. SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM.
1. Tác giả:
-Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đức, sinh năm 1926, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh.
- Là nhà thơ quân đội, làm thơ không nhiều, chủ yếu viết về người lính và chiến tranh.
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo (1966).
- Đồng chí (1948) là tác phẩm tiêu biểu viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp(1946 - 1954)
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

ĐỌC, CHÚ THÍCH VÀ TÌM HIỂU CHUNG VỀ BÀI THƠ
ĐỌC:
- Đọc với nhịp điệu hơi chậm để diễn tả những tình cảm, cảm xúc lắng lại, dồn nén.
- Ba dòng thơ cuối bài cần đọc với nhịp chậm hơn, giọng lên cao hơn.
2. Chú thích:
Đọc và tìm hiểu kĩ các chú thích 1,2,3,4 (SGK Tr. 129- 130)
3. Mạch cảm xúc của bài thơ.
Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?
3. Mạch cảm xúc của bài thơ.
- Sáu dòng đầu: Lí giải về cơ sở của tình đồng chí.
- Dòng bảy: Có cấu trúc đặc biệt, khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính
- Mười dòng tiếp theo: Sức mạnh của tình đồng chí
- Ba dòng thơ cuối: Một biểu tượng giàu chất thơ về người lính
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng.( Sáu câu thơ đầu)
Tình đồng chí của những người lính được hình thành trên những cơ sở nào?
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính cách mạng.( Sáu câu thơ đầu)
- Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
- Cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
- Nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia sẻ mọi gian lao, mọi niềm vui, nỗi buồn:
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Bình luận về cái hay của câu: “Đồng chí”
( HS trao đổi với bạn ngồi bên cạnh mình)
Gợi ý:
-Giọng điệu, nhịp thơ có gì khác với những câu thơ trước?
-Ý nghĩa câu thơ này có gì đặc biệt?
Bình luận về cái hay của câu: “Đồng chí”:
Câu thơ có cấu trúc đặc biệt chỉ có hai tiếng, ngắt nhịp đột ngột, giọng điệu dứt khoát, mạnh mẽ: khẳng định sự gắn bó thiêng liêng, keo sơn giữa những con người cùng đồng lòng, cùng chí hướng.
Hãy lằng nghe chính nhà thơ nói về tình đồng chí của mình:
“Trong bài thơ Đồng chí, tôi muốn nhấn mạnh đến tình đồng đội. Suốt cả cuộc chiến đấu, chỉ có một chổ dựa dường như là duy nhất để tồn tại, để chiến đấu là tình đồng chí, tình đồng đội. Đồng chí ở đây là tình đồng đội, không có đồng đội tôi không thể nào làm tròn được trách nhiệm, không có đồng đội tôi cũng đã chết lâu rồi. Bài Đồng chí là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội, tặng những người bạn nông dân của mình.”
Cơ sở hình thành tình đồng chí ( có thể khái quát bằng sơ đồ sau):
Đồng cảnh ngộ
Đồng lòng, cùng chí hướng
Tình đồng đội tri kỉ
Đồng chí
Cơ sở hình thành
2. Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy. ( Mười câu thơ tiếp theo)
Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào? Hãy phân tích giá trị của những hình ảnh, chi tiết đó?
2. Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy. ( Mười câu thơ tiếp theo)
- Sự đồng cảm sâu sắc những tâm tư, nỗi lòng của nhau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
…Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
- Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
…Chân không giày”
Ta hãy lắng nghe nhà thơ kể về những gian lao, thiếu thốn của người lính trên chiến trường:
“Phải nói là chiến dịch vô cùng gian khổ. Bản thân tôi cũng chỉ phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mủ, chân không dày. Đêm ngủ nhiều khi phải rải lá khô để nằm, không có chăn màn, ăn uống kham khổ vì đang trên đường hành quân truy kích địch”
2. Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy. ( Mười câu thơ tiếp theo)
- Sự đồng cảm sâu sắc những tâm tư, nỗi lòng của nhau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
…Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính
- Cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh…Chân không dày”
- Tình cảm đằm thắm, chân thành: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Tình đồng chí bộc lộ tự nhiên, chân thành, bình dị mà xúc động, sâu sắc tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
2. Những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của tình cảm ấy. ( Mười câu thơ tiếp theo)
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Tình đồng chí
Sự đồng cảm, sẻ chia
Đồng cam, cộng khổ
Tình cảm chân thành
Sức mạnh vượt qua mọi thử thách
3. Bức tranh giàu chất thơ về người linh(. (Ba câu thơ cuối)
Thảo luận theo bàn:
Ba câu thơ cuối của bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.
3. Bức tranh giàu chất thơ về người lính. (Ba câu thơ cuối)
- Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng những người lính, giúp họ vượt qua tất cả những khắc nghiệt của thời tiết:
Đêm nay rừng hoang… chờ giặc tới
Nghe nhà thơ kể chuyện, chúng ta mới phần nào hiểu được sự hi sinh gian khổ của người lính, và sức mạnh to lớn của tình đồng chí, đồng đội:
“… rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật. Rừng mùa đông ở Việt Bắc rất lạnh, nhất là vào những đêm có sương muối. Sương muối làm buốt tê da như những mũi kim châm và đến lúc nào đó bàn chân tê cứng đến mất cảm giác. Tất cả những gian khổ của đời lính trong giai đoạn này thật khó kể hết nhưng chúng tôi vẫn vượt lên được nhờ ở sự gắn bó, tiếp sức của tình đồng đội trong quân ngũ. Cho đến hôm nay mỗi khi nghĩ về tình đồng đội năm xưa, lòng tôi vẫn còn xúc động, bồi hồi.”
3. Bức tranh giàu chất thơ về người lính. (Ba câu thơ cuối)
- Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng những người lính, giúp họ vượt qua tất cả những khắc nghiệt của thời tiết:
- Hình ảnh “Đầu súng trăng treo”:
Súng và trăng:
Gần và xa
Thực tại và thơ mộng
Chất chiến đấu và chất trữ tình
Chất chiến sĩ và chất thi sĩ
Đêm nay rừng hoang… chờ giặc tới
Đây là biểu tượng giàu chất thơ về người lính và là biểu tượng của thơ ca kháng chiến - kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn
Về hình ảnh Đầu súng trăng treo, Chính Hữu đã nói những ấn tượng và suy nghĩ của chính tác giả như sau:
“Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng. Đi phục kích giặc trong đêm trước mắt tôi chỉ có ba nhân vật: khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật quyện vào nhau tạo thành hình ảnh Đầu súng trăng treo …ngoài hình ảnh, bốn chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lững, chông chênh trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lững ở rất xa chứ không phải là buộc chặt, suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lững đầu mũi súng”
4. Hình ảnh người lính trong bài thơ.
Thảo luận theo nhóm:
Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?
4. Hình ảnh người lính trong bài thơ
Bài thơ ngời lên vẻ đẹp bình dị mà cao quý của người lính cách mạng.
- Xuất thân từ nông dân, ra đi vì nghĩa lớn.
- Trải qua những gian lao, thiếu thốn, bệnh tật nhưng vẫn lạc quan, yêu đời.
Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết.
III. TỔNG KẾT:
Hãy khái quát lại toàn bộ giá giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
*GHI NHỚ: SGK- Tr.131
*Lưu ý:
Bài thơ là một trong những thành công lớn nhất của thơ ca viết về bộ đội, mở ra phương hướng khai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, bình thường, chân thật.
IV. LUYỆN TẬP:( Làm ở nhà)
1. Học thuộc lòng bài thơ.
2. viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 từ) trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí
* CỦNG CỐ:
- Học thuộc lòng bài thơ.
Nắm chắc giá trị nội dung, nghệ thuật.
Soạn bài: Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Đình Kỳ
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)