Bài 10. Đồng chí

Chia sẻ bởi Trần Văn Phương | Ngày 08/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

I/ Lập kế hoạch
Chương trình dạy học của Intel áp dụng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Sử dụng công nghệ máy tính trong dạy học chắc chắn sẽ làm cho học sinh hứng thú trong học tập và tiếp thu kiến thức bài học một cách sâu sắc.
1/Chọn bài giảng:Văn bản
ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
( Bài 10 trong chương trình Ngữ văn 9 , HK I )
2/Mục tiêu của bài học
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ.
- Nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
- Rèn năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng.
3/ Chuẩn bị cho bài dạy
* Sưu tầm hình ảnh: chân dung tác giả, hình ảnh tư liệu về người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là hình ảnh của khoảnh khắc lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ.
* Đĩa CD bài hát Đồng chí phổ nhạc từ bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
* Soạn bài ( giáo án )
* Sử dụng chương trình Microsoft PowerPoint để hỗ trợ công nghệ cho bãi dạy.
*Hướng dẫ HS soạn bài.
4/ Tóm tắt bài trình diễn
1/ Giới thiệu bài mới:(Slide 1 )
2/ Đọc và tìm hiểu chú thích :(Slide 2 )Phần I
a / Tác giả: (1 )
b / Văn bản (2 )
3/ Tìm hiểu văn bản; Phần II (Slide 3;4 và 5)
a/ Cở sở của Đồng chí (1 ) Slide 3
b/Tình Đồng chí ( 2 ) Slide 4
c/ Hình ảnh người lính cách mạng(3 ) Slide 5
3/Ghi nhớ: ( Slide 5) Phần III
4/ Luyện tập : ( Slide 6) Phần IV
II/ Thực hiện
*Áp dụng Bảng phân loại những kĩ năng tư duy của Bloom để xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp ; Tư duy từ thấp đến cao; Từ câu hỏi phát hiện đến câu hỏi cảm nhận; câu hỏi thảo luận để trao đổi và chia sẻ giữa HS với nhau.
*Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đặc trưng bộ môn : hỏi đáp; diễn dịch.
*Dành thời gian thích hợp cho việc đọc văn bản; thảo luận ; chia sẻ; nghe nhạc.
Tất cả để phát huy hiệu quả của bài giảng một cách cao nhất.
III/ TRÌNH CHIẾU
Thách thức và chia sẻ
*Nỗi lo điện bị cúp, máy treo => GV chuẩn bị phương án hai giảng dạy không có hỗ trợ của công nghệ tin học.
*Thao tác máy không nhịp nhàng, gián đoạn cảm hứng văn chương => GV phải luyện tập.
*Tốn nhiều thời gian , công sức đầu tư => đòi hỏi GV nhiệt tình và yêu thích phương pháp giảng dạy mới này thì sẽ làm được.
IV/ Chia sẻ cùng đồng nghiệp
Những cảm xúc và những kinh nghiệm;
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9
Chín năm làm một Điện Biên,
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng.
(Tố Hữu)

Bài 10:
Tiết 46:
ĐỒNG CHÍ
Đọc - Hiểu chú thích:
1. Tác giả: Chính Hữu (1926) (Xem SGK/129)





Văn bản
Chính Hữu
2. Tác phẩm:
a) Thể loại: Thơ tự do
b) Hoàn cảnh sáng tác:
* 1945 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến
dịch Việt bắc (thu đông 1947).
* In trong tập thơ "Đầu súng trăng treo"







c) Bố cục: 7 câu
10 câu kế tiếp
3 câu cuối




II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Cơ sở của tình đồng chí:
- Quê hương anh nước mặn đồng chua
- Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Cùng xuất thân nghèo khó
- Súng bên súng đầu sát bên đầu
Cùng lí tưởng chiến đấu
- Đêm rét chung chăn...
Cùng chia sẻ khó khăn
Đồng chí! (Câu đặc biệt)
Cùng chí hướng
Xa lạ



quen nhau
tri kỉ
đồng chí

2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:
- Ruộng nương... gửi
Gian nhà..... mặc kệ....
Giếng nước gốc đa nhớ
(Hoán dụ, nhân hoá)
Hy sinh tình cảm riêng vì nghĩa lớn


-2/ Tình đồng chí
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
......
Áo anh rách....
Quần tôi... vá
..................
Chân không giày




Miệng cười buốt giá


(Câu thơ sóng đôi, hình ảnh tả thực)



Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
(Diễn tả trực tiếp)
Tình cảm yêu thương, đùm bọc nhau
Những thiếu thốn, khó khăn của đời lính


3. Bức tranh đẹp về tình đồng chí:










- Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau....
Đầu súng trăng treo
(Hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn)
Tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết


III. Ghi nhớ: (Xem SGK/131)
* Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
* Bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

IV. Luyện tập:
* Phát biểu cảm nghĩ của em về tình đồng chí trong bài thơ.

IV. Dặn dò:
- Học thuộc tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bài thơ, ghi nhớ.
- Viết một đoạn văn trình bày, cảm nhận của em về đoạn cuối
của bài thơ "Đồng chí".
- Soạn bài tiếp theo.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)