Bài 10. Đồng chí

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh | Ngày 08/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô giáo đến dự giờ ngữ văn
- Là nhà thơ quân đội: chuyên viết về người lính và hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
* Chính Hữu: (1926 - 2007)
- In trong tập thơ "Đầu súng trăng treo" - NXB văn học, Hà Nội, 1972.
- Bài thơ "Đồng chí" sáng tác vào đầu năm 1948.
-> Chính sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân, cùng chung lí tưởng chiến đấu, cùng nhau san sẻ những khó khăn thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ đã khiến họ từ những miền quê khác nhau, xa lạ trở nên thân quen thành đôi tri kỉ và gắn kết họ thành đồng chí của nhau.
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !
ĐỒNG CHÍ
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo!
Vân bản
Chính Hữu
Đồng chí!
=> Là câu đặc biệt - câu thơ quan trọng nhất của bài thơ, biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ.
Nó như "bản lề" nối hai đoạn thơ, khép mở hai ý cơ bản: những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí.
Nó vang lên giản dị, mộc mạc mà rất đỗi thiêng liêng cảm động, khẳng định ngợi ca một tình cảm cách mạng mới mẻ bắt nguồn từ những tình cảm truyền thống: tình bạn, tình đồng đội trong chiến đấu nhưng đã được đổi mới và nâng cao trong hoàn cảnh mới, thời đại mới.
- Trong ốm đau, thiếu thốn, lạnh giá, gian lao người lính vẫn cười vui bởi họ có hơi ấm và niềm vui của tình đồng chí. "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
=> Đó là vẻ đẹp của tình thương chân thành mộc mạc. Tay nắm tay nói lên bao điều của tình đồng chí, đồng đội giành cho nhau trong mỗi đợt hành quân.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau ch? gi?c t?i
Đầu súng trăng treo
Câu thơ "Đầu súng trăng treo" tạo ra một liên tưởng bất ngờ: Súng: biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt; trăng: biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. Hai hình ảnh súng và trăng tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính: chiến sĩ và thi sĩ, hiện thực và mơ mộng.
* So với các bài thơ khác, em nhận thấy bài thơ này có giá trị ở những dấu hiệu riêng biệt nào?
* Cảm nhận của em về hình ảnh anh bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp?
1/ Học thuộc lòng bài thơ.
2/ Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí
3/ Sưu tầm những bài thơ viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ.
4/ Soạn văn bản: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Hướng dẫn về nhà:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)