Bài 10. Đồng chí

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Quỳnh Hoa | Ngày 08/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
các thầy cô giáo về dự giờ với lớp ta ngày hôm nay !
Tiết 46

Đồng chí

Chính Hữu

I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm:

I/ Tìm hiểu chung
Tác giả, tác phẩm:
a. Tác giả:
- Tên khai sinh là Trần Đình Đắc (1926 - 2007)
- Quê quán: Can Lộc- Hà Tĩnh
- Là nhà thơ Quân đội
Ông chủ yếu viết về đề tài người lính với những phẩm chất đẹp đẽ của tình đồng chí, đồng đội và sự gắn bó giữa tiền tuyến với hậu phương
Các tác phẩm: Đầu súng trăng treo ( 1966), Thơ Chính Hữu (1977), Tuyển tập thơ Chính Hữu (1988)
b, Tác phẩm:
Sáng tác năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc.
( Thu đông 1947)
- Được in trong tập thơ
" đầu súng trăng treo" (1968) và được phổ nhạc thành bài hát.




2. Đọc và giải thích từ:
* Hướng dẫn đọc: Nhịp hơi chậm, diễn tả cảm xúc lắng lại dồn tụ vào các câu thơ cuối đoạn ( câu 7- 17- 20 )




Thơ tự do, các câu thơ với số tiếng khác nhau, chủ yếu gieo vần chân, nhịp thơ không cố định, theo dòng mạch cảm xúc.
* Giải thích từ:
- Đồng chí:
Người có cùng chung chí hướng, lí tưởng chính trị.
- Tri kỉ: Biết, hiểu mình; đôi tri kỉ: đôi bạn thân thiết
3. Thể thơ :



4. Kết cấu:
7 câu đầu: Cơ sở của tình đồng chí
10 câu tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
3 câu cuối: Biểu tượng của tình đồng chí.

II.Tìm hiểu chi tiết
1. Cơ sở của tình đồng chí

* Thành ngữ : Nước mặn đồng chua; đất cày lên sỏi đá .
? Các làng quê nghèo khó. Người lính cùng chung cảnh ngộ xuất thân .
Câu thơ: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ."
? Hình ảnh những người lính sát cánh bên nhau cùng chung nhiệm vụ, chung lý tưởng: chiến đấu chống giặc để bảo vệ Tổ quốc.
? Câu thơ thứ bảy có gì đặc biệt về hình thức và nội dung? Tại sao từ "đồng chí" lại được tách thành một câu riêng biệt như vậy?
* Câu thơ " Đồng chí ! ":
- Tạo một nốt nhấn vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi thiết tha, ấm áp, lắng đọng trong lòng người về hai tiếng mới mẻ và thiêng liêng đó.
- Là linh hồn, là chủ đề của bài thơ, kết tinh cao độ của sự đồng cảm giai cấp giữa những người đồng đội.
- Như một cái bản lề gắn kết đoạn một và đoạn hai: Soi sáng cho đoạn một và nâng cao mở rộng những biểu hiện v� sức mạnh của tình đồng chí ở đoạn hai.
2. Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội.

* NT nhân hoá :
" Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính" ? diễn tả nỗi nhớ hai chiều: quê hương nhớ người ra lính đồng thời cũng là nỗi nhớ nhà nhớ quê của các anh.
* Từ " Mặc kệ":
- Thể hiện thái độ dứt khoát, cương quyết ra đi.
- Diễn tả tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương.
? Những người lính cảm thông, thấu hiểu nỗi lòng của nhau.
? Cuộc sống chiến đấu của người lính được miêu tả cụ thể ntn? Qua đó em hiểu thêm gì về tình đồng chí, đồng đội?
* Câu thơ " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay ".
? Tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, keo sơn.
* Nghệ thuật miêu tả, liệt kê , các cặp câu sóng đôi:
+ Biết từng cơn ớn lạnh, sốt run người, trán ướt mồ hôi
+ áo anh rách vai / Quần tôi có vài mảnh vá.
+ Miệng cười buốt giá / Chân không giày.

? Sự sẻ chia, cùng chịu chung mọi gian khổ, thiếu thốn.

? Đọc ba câu thơ cuối, trước mắt em hiện lên không gian và thời gian như thế nào?
3. Biểu tượng của tình đồng chí
Thời gian: ban đêm
Không gian: rừng hoang - sương muối
- Nhiệm vụ " Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"
? Sự khắc nghiệt của thời tiết.
→ T­ thÕ chñ ®éng, hiªn ngang, ®ång cam céng khæ, tinh thÇn anh dòng s½n sµng hi sinh ®Ó b¶o vÖ Tæ quèc.
? Câu thơ " Đầu súng trăng treo" gợi nhiều liên tưởng phong phú. Hãy trình bày cảm nhận của em về câu thơ này?
*Hình ảnh: Đầu súng trăng treo ? mang ý nghĩa biểu tượng gợi liên tưởng phong phú:
+ Súng - gần - thực tại - chiến tranh- chiến sĩ
+ Trăng -xa - mơ mộng - thanh bình - thi sĩ.
? Vẻ đẹp của tâm hồn người chiến sĩ và tình đồng chí, đồng đội.
Nổi lên cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết vừa thực vừa lãng mạn : người lính, khẩu súng, vầng trăng ? đỉnh cao của mọi tình cảm, là biểu tượng của thơ ca kháng chiến.
ii. TổNG KếT
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, lời thơ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị, kết cấu tinh tế.
- Chi tiết, hình ảnh chân thực giàu cảm xúc.
1. Nội dung: Khẳng định, ngợi ca tình đồng chí đồng đội và vẻ đẹp tâm hồn của những người lính thời kì đầu cuộc kháng chiến chống pháp.
IV. Luyện tập
Bài tập1: Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là đồng chí ? Tình đồng chí ngày nay được thể hiện như thế nào trong học tập, lao động, nghiên cứu khoa học.?
- Xuyên suốt bài thơ là tình đồng chí đồng đội
thương yêu, cảm thông, chia sẻ, luôn sát cánh bên
nhau vượt mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành
nhiệm vụ cao cả: đánh giặc để bảo vệ Tổ quốc.
Bài tập 2: Nếu được viết một bài văn trình bày cảm nhận
của em về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp, em sẽ chọn những ý nào trong số những ý sau?

A- Đó là anh bộ đội xuất thân từ nông dân nghèo.
B- Vì nghĩa lớn sẵn sàng bỏ lại tất cả ruộng nương, làng quê, gia đình, ra đi đánh giặc, nhưng vẫn không nguôi nhớ làng, nhớ nhà, nhớ gia đình thân yêu, .
C- Vượt qua những gian khổ thiếu thốn bệnh tật, vẫn lạc quan yêu đời.
D- Tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sẵn sàng hy sinh sống chết cho nhau
E- Vẻ đẹp tâm hồn người lính qua hình ảnh biểu tượng " Đầu súng trăng treo"
F- Đó là những người lính vô tình, vô trách nhiệm với quê hương và gia đình " mặc kệ" gian nhà không cho gió lung lay.
Bài tập3: Em có nhận xét gì về cách xưng hô của người lính trong bài thơ ? Cách xưng hô ấy cho em hiểu thêm điều gì về nét đẹp của người lính cách mạng?
Cách xưng hô : Anh và tôi thể hiện quan hệ bình đẳng, sự tôn trọng lẫn nhau.
+ Chữ anh thường xuất hiện trước chữ tôi, thể hiện tình cảm trọng người hơn trọng mình.
- Anh và tôi là một cặp đại từ sóng đôi góp phần khắc hoạ tình đồng chí ngày một sâu nặng, gắn bó của người lính.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo
và các em học sinh !
Dặn dò:
Học thuộc bài thơ và nội dung nghệ thuật.
Soạn bài " Bài thơ về tiểu đội xe không kính"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)