Bài 10. Đồng chí

Chia sẻ bởi Hoàng Toản | Ngày 08/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Tiết 46:
Văn bản:
(Chính Hữu)
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (1926-2007)
Chính Hữu trong những năm kháng chiến
2. Tác phẩm
- Ra đời năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông (1947).
- Rút trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966)
a. Hoàn cảnh ra đời:
b. Đọc và tìm hiểu từ khó
c. Thể loại,bố cục:

- Thể loại: Thơ tự do
3 phần:
+ 7 dòng đầu
+ 10 dòng tiếp
+ 3 dòng cuối
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Cơ sở của tình đồng chí.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Tôi với anh đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !

2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
3. Người lính trong đêm phục kích giặc.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
? Thảo luận:
Em hiểu như thế nào về hình ảnh “đầu súng trăng treo” ?
Gợi ý:
- Người lính chờ giặc trong sương đêm giá lạnh
Núi rừng hoang vu có vầng trăng bầu bạn gợi cho em điều gì ?
- Súng gợi cho em liên tưởng điều gì ? Và vầng trăng ?
Hình ảnh thơ có sự kết hợp giữa các yếu tố nào ?
- Hình ảnh này biểu tượng cho điều gì ?

Hình ảnh đầu súng trăng treo:
+ Hình ảnh vừa mang tính biểu tượng, gợi ra những liên tưởng sâu sắc, phong phú.
+ Súng và trăng vừa gần vừa xa, vừa hiện thực vừa lãng mạn, chất chiến đấu và chất trữ tình, vừa chiến sĩ vừa thi sĩ.
+ Hình ảnh mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp thơ ca về người người lính cách mạng .
III. Tổng kết

Bằng hình ảnh chân thực, giản dị mà giàu biểu tượng, ngôn ngữ mộc mạc, gần gũi, giọng điệu trữ tình sâu lắng, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp người lính với tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó, thiêng liêng, cao cả. Với “Đồng chí”, Chính Hữu đã tạc nên tượng đài nghệ thuật về hình ảnh người lính cách mạng.
*?* Câu hỏi củng cố
Câu 1. “Đồng chí” có nghĩa là:
Những người cùng đơn vị
B. Những người cùng quê hương bản xứ.
C. Những người cùng chí hướng, lí tưởng
D. Họ là những người cùng chung nhiệm vụ.
Câu 2. Từ “Đồng chí” ở dòng thơ thứ bảy tách ra thành câu riêng điều này có ý nghĩa gì ?
Muốn gợi cho người đọc lưu ý về nhan đề bài thơ
B. Như một nốt nhấn đặc biệt phát hiện, khẳng định, kết tinh tình cảm thiêng liêng, cao quý, vừa như bản lề đóng lại và mở ra mạch cảm xúc mới cho bài thơ.
C. Tạo ý chuyển tiếp cho bài thơ.
Câu 3. Bài thơ đặc sắc với nghệ thuật nào ?
Miêu tả nội tâm sâu sắc.
B. Giọng điệu hùng hồn, sử dụng nhiều phép ẩn dụ tượng trưng.
C. Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc
D. Hình ảnh chân thực, giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ giản dị, cô đúc, giọng điệu trữ tình sâu lắng.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Học thuộc lòng bài thơ
- Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.
Soạn bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)
? Đôi nét về đặc điểm thơ Phạm Tiến Duật ?
? Tìm hiểu vẻ đẹp người lính lái xe trong mối so sánh với bài “Đồng chí” ?
? Nét độc đáo của những chiếc xe khôngcó kính .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Toản
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)