Bài 10. Đồng chí

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Tuấn | Ngày 08/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

a
a
ngữ văn 9
Chào mừng thầy, cô và học sinh đến dự !
Nguyễn Ngọc Tuấn
08/2011
a
a
kiểm tra bài cũ
1. Dòng nào sau đây nhận xét đúng về nghệ thuật của đoạn
trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn” của Nguyễn Đình Chiểu.
a. Giàu cảm xúc, bình dị, khoáng đạt, dân dã.
b. Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm.
c. Lời lẽ thanh thoát, uyển chuyển.
d. Cả 3 ý nêu trên.
2. Đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn” miêu tả nhân vật như thế nào ?
a. Miêu tả nhân vật qua tâm lý.
b. Miêu tả nhân vật qua hành động.
c. Miêu tả nhân vật qua sự kết hợp hành động, lời nói và
tâm lí.
d. Miêu tả nhân vật qua lời nói.
? Hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm của ông.
? Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
“ Lục Vân Tiên gặp nạn” của Nguyễn Đình Chiểu.
Nguyễn Ngọc Tuấn – 08/ 2011
a
a
ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
Tiết
46
a
ĐỒNG CHÍ
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu.
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Đồng chí !
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Nguyễn Ngọc Tuấn – 08/ 2011
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
Đọc chậm, thể hiện tình cảm chân thành
2. Tác giả, tác phẩm



- Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê tại huyện Can Lộc, tỉnh hà Tỉnh. Ông mất 27/ 11/ 2001.
- Ba tập thơ : Đầu súng trăng treo ( 1966 ), Thơ Chính Hữu
( 1997 ), Tuyển tập Chính Hữu
( 1998 ).
* Bài thơ “ Đồng chí” (1948) sau khi đánh bại giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc ( 1947 ).
4. Từ khó.
SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr 129 -130.
Thể thơ tự do hiện đại.
3. Thể loại
? Dựa vào Chú thích tr 129, SGK Ngữ văn 9, tập 1, em nêu vài nét về tác giả, tác phẩm.
? Nhận xét về số câu, số tiếng và cách gieo vần của bài thơ ? So sánh với các thể thơ đã học ?
Không quy định về số câu, số tiếng trong từng câu, gieo vần chân hoặc lưng.
Bài thơ này thuộc thể thơ tự do hiện đại, số câu, số tiếng và cách gieo vần, ngắt nhịp khá tự do, không quy định gò bó.
a
a
a
Nguyễn Ngọc Tuấn – 08/ 2011
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Đọc
2. Tác giả, tác phẩm
3. Thể loại
4. Từ khó
5. Bố cục
Bài thơ có thể chia làm 3 phần:
- 6 câu đầu : cơ sở của tình đồng chí.
- 11 câu kế : biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
- 03 câu cuối : biểu tượng về người lính.
? Bài thơ “ Đồng chí” có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung của từng phần ?
? Theo em điều gì đã khởi nguồn cảm hứng cho tác giả để sáng tác bài thơ này ? ( đề tài mà bài thơ đề cập đến là gì )?
Đó là tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ.
a
a
Nguyễn Ngọc Tuấn – 08/ 2011
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cơ sở của tình đồng chí.
Sự gặp
gỡ
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
- Họ là những người nông dân nghèo ở những làng quê :“ nước mặn đồng chua”, “ nghèo đất cày lên sỏi đá”.
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
? Những người lính trong bài thơ có nguồn gốc xuất thân từ đâu ? Vì sao em biết ?
? Em hiểu thế nào “nước mặn, đồng chua” và “ đất cày lên sỏi đá” ?


“ Nước mặn đồng chua” là hình ảnh một vùng chiêm trũng như Nam Hà, Thái Bình, Nam Định quanh năm chiêm khê mùa thối. “ Đất cày lên sỏi đá” là hình ảnh vùng quê trung du với đất đá ong ở miền ngược.
? Sự gặp gỡ giữa họ được miêu tả như thế nào ?
Cuộc chiến đấu chung : đánh giặc cứu nước.
Sự sẻ chia gian khổ -> gắn bó họ với nhau.
=> Họ đã trở thành đồng chí.
Dường như không còn sự cách ngăn giữa họ : tình đồng chí và tình bạn tri kỉ đã hòa làm một, gắn kết họ một cách đặc biệt. Dường như càng gian khổ, khó khăn -> tình cảm của họ càng sâu nặng => họ trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng, chung mục đích cao cả. Chính vì vậy, họ đã trở thành đồng chí của nhau.
a
a
Nguyễn Ngọc Tuấn – 08/ 2011
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cơ sở của tình đồng chí.
2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
Ruộng nương
gửi bạn thân cày
Gian nhà không
gió lung lay
Hiểu
hoàn cảnh nhau
Giếng nước,
gốc đa nhớ
THẢO LUẬN
Em có nhận xét gì câu thơ 7 “ Đồng chí !” ? Tại sao tác giả lại hạ một dòng đặc biệt chỉ với 2 tiếng “ đồng chí” và một dấu chấm cảm (!) ?
Câu thơ như một nốt nhấn vang lên vừa như một phát hiện, vừa như một lời khẳng định, vừa có thể coi như một bản lề nối kết sự lý giải cội nguồn của tình đồng chí với những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí trong những câu tiếp theo.
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
? Những người đồng chí đã hiểu những gì về hoàn cảnh của nhau ?
Sự cảm thông, chia sẻ
=> Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá,
miệng cười buốt giá, chân không giày, sốt run
người, vừng trán ướt mồ hôi.
“ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” -> sự gắn bó sâu nặng => sức mạnh của những tình cảm ấy.
? Nhũng gian khổ thiếu thốn của họ đã cùng chia sẻ được miêu tả như thế nào ?
Nghệ thuật kiểu sóng đôi được sử dụng có dụng ý.
áo anh – rách vai
quần tôi – có vài mảnh vá
=> Sự sẻ chia, đồng cam cộng khổ của những người lính trong cuộc chiến đấu đầy khó khăn, gian khổ những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
? Em cảm nhận gì từ câu thơ “ Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” ?
Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, tình đồng chí, đồng đội đã trở thành một sức mạnh thiêng liêng, vô giá giúp những người lính trụ vững nơi chiến trường bom đạn, giành chiến thắng trước quân thù. Tình đồng chí giữa những người bạn chiến đấu đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.
a
a
Nguyễn Ngọc Tuấn – 08/ 2011
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Cơ sở của tình đồng chí.
2. Những biểu hiện và sức mạnh của
tình đồng chí.
3. Biểu tượng về người lính.
Người lính
Khẩu súng
Vầng trăng
Gắn kết
với nhau
Bức
tranh
Đầu súng
trăng treo
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
? Ba câu thơ cuối này đã vẽ lên một bức tranh như thế nào ? Em có cảm nhận gì về bức tranh đó ?
Trên phong nền là cảnh rừng đêm giá rét, nổi lên ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng và vầng trăng. Trong đó, ấn tượng nhất là hình ảnh người lính “ đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” -> sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, của sự gian khổ, sưởi ấm lòng họ giữa nơi “ rừng hoang sương muối”.
? Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” gợi cho em những liên tưởng gì ?
Người lính bồng súng
chờ giặc đến
Vầng trăng treo lơ lửng
ngang tầm ngọn súng
=> Hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn
Ngoài cây súng, người lính còn có vầng trăng là bạn. Súng và trăng, một ở gần một ở xa, một tượng trưng cho sự lãng mạn trong tâm hồn người chiến sĩ – thi sĩ làm cho bức tranh có vẻ đẹp vừa thực tế vừa thơ mộng, vừa mang tính chiến đấu vừa thấm đậm chất trữ tình. Hai hình ảnh bổ sung hài hòa cho nhau và trở thành một biểu tượng đẹp về người lính cách mạng. Đó cũng là biểu tượng của thơ ca kháng chiến – một nền thơ với sự kết hợp giữa hiện thực và cảm hứng. “ Đầu súng trăng treo” đã được chọn làm nhan đề cho tập thơ chính của Chính Hữu.
? Theo em, bức tranh trong SGK minh họa cho chi tiết, hình ảnh nào trong bài thơ ?
a
a
Nguyễn Ngọc Tuấn – 08/ 2011
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
II. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHI TIẾT
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp :
+ Cùng chung cảnh ngộ - vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương “ nước mặn đồng chua”, “ đất cày lên sỏi đá”.
+ Cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ.
+ Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương.
+ Sát cánh bên nhau bất chấp những gian khổ thiếu thốn.
Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân tình.
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
2. Nghệ thuật
3. Ý nghĩa văn bản
? Hãy nêu những nội dung cơ bản của bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu.
? Trong bài thơ “ Đồng chí”, Chính Hữu sử dụng nghệ thuật như thế nào ?
? Bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu có ý nghĩa gì ?
a
luyện tập
Nguyễn Ngọc Tuấn – 08/ 2011
1. Bài thơ “ Đồng chí”, Chính Hữu sử dụng phương thức biểu đạt nào ?
a. Tự sự.
b. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
c. Biểu cảm.
d. Nghị luận.
2. Trong câu thơ “ Anh với tôi đôi người xa lạ”, từ “ xa lạ” được tác giả dùng với nghĩa nào sau đây :
a. Đếm số lượng người.
b. Chỉ sự thân thương gắn bó giữa hai người.
c. Chỉ sự liên kết tự nhiên giữa những người không quen biết.
d. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
4. Soạn bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
( đọc kỹ văn bản, trả lời các câu hỏi ở mục Đọc – hiểu văn bản ).
a
hướng dẫn tự học
Nguyễn Ngọc Tuấn – 08/ 2011
1. Học thuộc lòng bài thơ.
2. Trình bày cảm nhận về một chi tiết nghệ thuật tâm đắc nhất.
3. Học thuộc Ghi nhớ, SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr 131.
a
a
chân thành cảm ơn quý thầy, cô và học sinh !
Nguyễn Ngọc Tuấn
08/2011
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)