Bài 10. Đồng chí
Chia sẻ bởi Trần Thị Hải |
Ngày 08/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Giaùo vieân : TRAÀN THÒ HAÛI
KÍNH CHÀO QUÍ THẦY CÔ
Kiểm tra bài cuõ
Câu 1: Đọc thuộc lòng saùu caâu thô đầu cuûa ñoaïn trích vaø cho bieát Trònh Haâm laø moät keû coù taâm ñòa nhö theá naøo ?
Kiểm tra bài cuõ:
Câu 2:Truyeân Luïc Vaân Tieân ñöôïc vieát ra nhaèm muïc ñích gì ?
Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng.
(Toỏ Hửừu)
(CHÍNH HỮU)
1. Tác giả:
ĐỒNG CHÍ
I. TÌM HI?U CHUNG VAN B?N
Căn cứ vào nội dung chuẩn bị bài ở nhà, hãy cho biết vài nét về tác giả Chính Hữu ?
Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Tập thơ chính: Đầu súng trăng treo (1966).
Làm thơ 1947, đề tài người lính và chiến tranh.
Được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
Năm 2000: Chính Hữu được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
2. Tác phẩm:
Bài thơ “Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc.
3. Đọc, giải thích từ khó:
Đọc chậm, thể hiện tình cảm chân thành, tha thiết.
a. Đọc:
b. Từ khó:
Giải nghĩa một số từ quan trọng sau:
Đồng chí:
Nước mặn đồng chua:
Tri kỉ:
Sương muối:
Nắm được nghĩa các chú thích SGK
Căn cứ vào nội dung bài thơ có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung chính của từng đoạn?
Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: 7 câu đầu => Cơ sở của tình đồng chí.
Đoạn 2: 10 câu tiếp => Những biểu hiện của tình đồng chí.
Đoạn 3: 3 câu cuối => Chất thơ trong đời lính.
4. Bố cục:
II. TÌM HI?U CHI TI?T VAN B?N
Kiểm tra bài cũ
Cái ác - cái thiện được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn ? Qua đó Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm tư tưởng, ước mơ gì ?
1. Cơ sở của tình đồng chí:
Thảo luận nhóm: Theo em tình đồng chí, đồng đội giữa tôi và anh bắt nguồn từ những cơ sở nào? Hình ảnh “nước mặn đồng chua” và “đất cày lên sỏi đá” nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của anh và tôi?
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !
Anh
Tôi
1. Cơ sở của tình đồng chí:
Cùng
Nước mặn đồng
chua
Đất cày sỏi đá
= Quê nghèo =
Ra trận quen nhau
Chung lý tưởng
Súng bên súng
Đầu sát đầu
Rét chung chăn
Đồng chí
(Tình đồng chí sâu lắng, thiêng liêng)
Câu hỏi thảo luận: Tình cảm đồng chí của những người lính được biểu hiện như thế nào trong 10 câu thơ tiếp theo? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện điều đó?
2. Những biểu hiện của tình đồng chí:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Hiểu biết về đời tư của nhau: “Ruộng nương anh … nhớ người ra lính” => Cùng thể hiện nỗi nhớ quê hương.
2. Những biểu hiện của tình đồng chí:
Cùng sẻ chia những gian khổ, thiếu thốn của đời lính: “Biết từng cơn ớn lạnh, sốt run người”; “áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá, chân không giày”.
Nổi bật lên là tình cảm ấm áp: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
Chính tình cảm đồng chí, đồng đội là sức mạnh, là ngọn lửa ấm áp giúp người lính vượt lên trên những gian khổ, thiếu thốn để sống và chiến đấu.
3. Chất thơ trong đời lính:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Ba câu thơ cuối cho ta thấy cuộc đời của người lính tuy có gian khổ, thiếu thốn về vật chất nhưng phong phú về tinh thần, họ vẫn kề vai sát cánh với nhau trong chiến đấu, truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội.
3. Chất thơ trong đời lính:
Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là một hình ảnh đẹp, đầy chất thơ thể hiện tâm hồn lãng mạn của những người chiến sĩ, vượt lên trên được sự khốc liệt, gian khổ của chiến trường để đến với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
* Ghi nhớ (sgk/131)
Câu 1: Tình đồng chí có ý nghĩa như thế nào?
A. Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ, nảy sinh từ việc cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
B. Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ lúc vui cũng như lúc buồn, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt, cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau.
C. Tình đồng chí được thể hiện rõ nét trong việc cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.
D. Tất cả đều đúng.
Cuûng coá baøi hoïc
Đáp án: D
Câu 2: Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Đồng chí” được tạo nên từ những điểm nào?
A. Hình ảnh chân thực, giản dị mà gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
B. Sử dụng khéo léo các biện pháp tu từ: hoán dụ, nhân hóa, …
C. Bức tranh đặc sắc ở cuối bài thơ kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D
Câu 3: Hình ảnh Súng - trăng (trong câu thơ “Đầu súng trăng treo”) mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra những liên tưởng gì?
A. Gần và xa, thực tại và thơ mộng.
B. Chiến tranh và hòa bình.
C. Chiến sĩ và thi sĩ.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D
III/ Tổng kết
Nghệ thuật:
Thể thơ tự do, lời thơ giản dị, mộc mạc. Chi tiết hình ảnh chân thực , cô đọng , gợi tả , gợi cảm .
Vẻ đẹp chân thực của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ với những phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ cách mạng thời kì đầu kháng chiến chống Pháp .
Nội dung:
* Ghi nhớ ( sgk/ tr. 131 )
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Làm bài tập 2 phần luyện tập SGK trang 131.
- Sưu tầm tranh, ảnh và những bài thơ viết về người lính thời chống Pháp.
Soạn bài mới: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
TRƯỜNG THCS ÑAÏ NHIM
CHÀO TẠM BIỆT!
2. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:
Ruộng nương ... gửi b?n
Gian nhà ... mặc k? ...
Giếng nước gốc đa nhớ...
Hy sinh tình cảm riêng vì nghĩa lớn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Hải
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)