Bài 10. Đồng chí

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Thơm | Ngày 08/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô về dự thao giảng
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
I.GIỚI THIỆU CHUNG
1/Tác giả
?Nêu đôi nét về tác giả Chính Hữu?
-Chính Hữu (1926 – 2007) tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
2.Tác phẩm
?Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào?
-Đầu năm 1948, in trong tập “Đầu súng trăng treo”.
?Em hiểu nghĩa của từ “đồng chí” là như thế nào?
-Đồng chí : Người có cùng lí tưởng,cùng chí hướng.
-Là nhà thơ chuyên viết về người lính và chiến tranh trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
II.Tìm hiểu văn bản
?Dòng thơ thứ 7 có gì đặc biệt?
-Dòng thơ ngắn nhất chỉ có một từ gồm 2 tiếng: “Đồng chí”.
?Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?
Những cơ sở làm nên tình đồng chí
Đồng chí
Biểu hiện về vẻ đẹp của tình đồng chí
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
1.Cơ sở của tình đồng chí.
?Vậy cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng là gì?
-Sự tương đồng về cảnh ngộ và giai cấp.
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
-Sự tương đồng về chí hướng tham gia chiến đấu để bảo vệ tổ quốc:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu”
-Sự sát cánh bên nhau trong hoàn cảnh gian khó:
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
2.Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
?Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, gía trị của những chi tiết, hình ảnh đó?
a.Biểu hiện:
- Hiểu tâm tư, hoàn cảnh của nhau
- Chia sẻ nỗi đau về bệnh tật, sự thiếu thốn
-Dứt khoát hiến thân cho lí tưởng dù hoàn cảnh có neo đơn.
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
b.Sức mạnh
Sự lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng
Động viên nhau, đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn thơ này?
-Sử dụng cặp câu sóng đôi, đối xứng
Thiếu thốn về vật chất
3.Bức tranh đẹp về tình đồng chí
?Ba câu thơ cuối gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu?
-Đêm, rừng, sương
Cuộc chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
-Đứng cạnh bên nhau
Tình cảm sắt son, sát cánh cùng nhau chiến đấu.
-Đầu súng trăng treo
Hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn, vừa gần và vừa xa.
Câu hỏi thảo luận:
Vì sao tác giả lại đặt nhan đề bài thơ là “Đồng chí”?
Đáp án

Đồng chí là những người cùng chung chí hướng, lí tưởng trong một đoàn thể chính trị hay tổ chức cách mạng.Đây là từ hoàn toàn mới chỉ một mối quan hệ mới mà trong xã hội thực dân – phong kiến chưa có, chỉ có trong thời kì kháng chiếng chống Pháp.
Nhan đề bài thơ đã thâu tóm linh hồn bài thơ (vẻ đẹp của tình đồng chí)
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
?Em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp?
- Đẹp, giản dị
-Tinh thần chịu đựng gian khó
-Thái độ dứt khoát ra đi vì Tổ quốc
-Có lý tưởng chiến đấu vì ngày mai hòa bình
BÀI TẬP CỦNG CỐ
Tình đồng chí được thể hiện như thế nào trong bài thơ?
a.Đêm rét chung chăn
b.Tay nắm bàn tay
c.Đứng cạnh bên nhau
d.Cả a, b và c
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
I.GIỚI THIỆU CHUNG
1.Tác giả
- Chính hữu (1926 – 2007) tên khai sinh là Trần Đình Đắc quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ chuyên viết về người lính và chiến tranh trong hai thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
2.Tác phẩm
- Sáng tác năm 1948 in trong tập “Đầu súng trăng treo”.
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN
1.Cơ sở của tình đồng chí
Sự tương đồng về cảnh ngộ, giai cấp: “Quê hương …sỏi đá”
-Sự tương đồng về chí hướng: “Anh với tôi …sát bên đầu”
-Sự sát cánh bên nhau trong hoàn cảnh gian khó: “Đêm rét …tri kỉ”.
Tình đồng chí sâu lắng và thiêng liêng.
2.Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
a.Biểu hiện:
Thấu hiểu hoàn cảnh, tâm tư của nhau: “Ruộng nương …anh cày”.
-Chia sẻ nỗi đau về bệnh tật, sự thiếu thốn: “Anh với …mảnh vá”.
-Dứt khoát hiến thân cho lí tưởng: “Gian nhà …ra lính”
b.Sức mạnh:
-Sự lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng: “Miệng cười ….không giày”.
-Động viên nhau, đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ: “Thương nhau…bàn tay”
Tình đồng đội gắn bó keo sơn.
3.Bức tranh đẹp về tình đồng chí.
-Hoàn cánh khắc nghiệt: Đêm, rừng, sương
-Tình cảm sắt son: Đứng cạnh bên nhau
-Hiện thực và lãng mạn, gần và xa: Đầu súng trăng treo
Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm.
III.TỔNG KẾT: Ghi nhớ sgk - 131
IV.BÀI TẬP CỦNG CỐ
Kính chúc quý thầy cô sức khỏe
Chúc các em học tốt
Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Thơm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)