Bài 10. Đồng chí

Chia sẻ bởi nguyễn thị trang | Ngày 07/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đồng chí thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp
Tiết 43+44+45: Chủ đề: Hình ảnh người lính qua hai bài thơ
Đồng chí và bài thơ về Tiểu đội xe không kính
A- Khái quát chung về hình ảnh người lính trong kháng chiến
1- Hoàn cảnh lịch sử
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của nhân dân ta
- Nhiều đau thương, hi sing, gian khổ nhưng vô cùng anh dũng, bất khuất
2- Hình ảnh người lính trong thơ ca
- là hình ảnh trung tâm của thơ ca thời kì này -> được ca ngợi với những phẩm chất tốt đẹp.
B- Các văn bản cụ thể
I- Đồng chí
1- Tác giả, tác phẩm
* Tác giả: Chính Hữu ( 1926-2007 )
- Nhà thơ quân đội, tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp – Mĩ
- Viết về người lính và chiến tranh: thơ ông có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ahr chọn lọc hàm súc
* Tác phẩm:
- Sáng tác 1948 -> thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
- Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người lính cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp
2- Đọc – chú thích – bố cục
- Bố cục 3 phần:
+ Cơ sở hình thành tình đồng chí ( 7 câu đầu )
+ Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí ( 10 câu tiếp )
+ Bức tranh đẹp về tình đòng chí và biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính
3- Phân tích
a- Cơ sở hình thành tình đồng chí
* Có 3 cơ sở hình thành tình đồng chí
- Cơ sở 1: Câu “ Quê … đá”
-> Chung cảnh ngộ xuất thân -> nông dân nghèo
+ NT: Giongj điệu tâm tình, hình ảnh thơ sóng đôi “ anh-tôi “; vận dụng thành ngữ “ nước … chua; đất… đá “
- Cơ sở 2: Câu “ súng… đầu “
-> Chung nhiệm vụ, lí tưởng
+ NT: Hình ảnh biểu ượng “ súng – đầu “ -> nhiệm vụ và lí tưởng, điệp từ “ súng, bên, đầu “
- Cơ sở 3: Câu “ đêm… tri kỉ “
-> Cùng chia sẻ thiếu thốn, gian lao, niềm vui của người bạn thân
* Tình: Đồng chí!
- Hình thức: câu ngắn, cảm thán, đứng riêng -> tạo thành nốt nhấn
- ND, ý ghĩa: như bản lề khép lại đoạn 1, mở ra đoạn 2 -> nói về tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời đại -> tình cảm những người chung chí hướng, lí tưởng
b- Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
- Có 3 biẻu hiện
+ Câu “ ruộng…lính “
-> thấu hiểu cảm thông tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh củ nhau -> cùng nhớ quê hương
NT: nhân hóa + hoán dụ + mặc kệ: cách nói mộc mạc, giản dị, thái độ quan tâm vì nghĩa lớn
+ Câu “anh … giày” -> cùng chịu đựng, chia sẻ những khó khăn thiếu thốn của cuộc đời lính: đau ốm, đói rách, gian khổ
NT: tả thực, hình ảnh thực, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, hình ảnh sóng đôi “ anh-tôi “ -> nhấn mạnh sự gắn kết chia sẻ
+ Câu “ thương … tay”
-> yêu thương, gắn bó, đoàn kết -> sức mạnh -> vượt qua mọi gian khổ

C- Bức tranh đẹp về tình đồng chí và biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính
* Bức tranh đẹp về tình đồng chí
- Câu “Đêm … tới “
-> sát cánh bên nhau trong chiến đấu
+ Nền: rừng hoang, sương muối, đêm -> hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, gian khổ
- Trung tâm: người lính chủ động, tự tin, vững vàng -> nhờ có tình đồng chí giúp họ có sức mạnh
* Biểu tượng về cuộc đời người lính
- Câu : dâud … treo “
NT: tả thực, lãng mạn, súng trăng mang ý nghĩa biểu tượng
+ Cảnh thực trong đêm đứng gác: phát hiện thú vị của người lính trong những đêm chờ giặc tới “ suốt đêm…”
+ Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: gợi ra những liên tưởng phong phú “súng và trăng” là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Đó là các mặt bổ sung, hài hòa về cuộc cách mạng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn thị trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)