Bài 10. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

Chia sẻ bởi Phạm Thủy Tùng | Ngày 05/05/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Chúc các em học sinh
lớp 7C học tốt
Kính chúc các thầy
cô giáo sức khoẻ
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Hãy so sánh đặc điểm của sứa với thuỷ tức?
Đáp án:
* Giống nhau:
- Cơ thể đối xứng toả tròn.
- Có tế bào tự vệ.
* Khác nhau:
- Sứa: Có dạng hình dù, miệng ở dưới, di chuyển bằng dù.
- Thuỷ tức: Có dạng hình trụ, miệng ở trên, di chuyển bằng tua miệng



Câu 2: Sự khác nhau giữa san hô và thuỷ tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
Đáp án:
Sự mọc chồi ở thuỷ tức và san hô hoàn toàn giống nhau. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ:
- Ở thuỷ tức: Khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập.
- Ở san hô: Chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn.

Em hãy quan sát hình ảnh một số đại diện của ngành Ruột khoang:








- Em có nhận xét gì về hình dạng và kích thước của các đại diện này?
- Các đại diện này có lối sống như thế nào?
Tiết 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NGÀNH RUỘT KHOANG
Tiết 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NGÀNH RUỘT KHOANG
I. Đặc điểm chung:
Các em hãy quan sát hình sau:

THẢO LUẬN NHÓM:
Chọn các cụm từ thích hợp điền vào bảng sau:


Bảng: Đặc điểm chung của một số đại diện Ruột khoang













Từ kết quả ở bảng trên, em hãy rút ra các đặc điểm chung của ngành Ruột khoang?
Tiết 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NGÀNH RUỘT KHOANG
I. Đặc điểm chung:
- Cơ thể có đối xứng toả tròn.
- Thành cơ thể đều có hai lớp tế bào, giữa là tầng keo.
- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
- Ruột dạng túi.

Tiết 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NGÀNH RUỘT KHOANG
I. Đặc điểm chung:
II. Vai trò:



Các em hãy quan sát hình sau:
















- Khi quan sát hình ảnh trên, em hãy cho biết san hô có vai trò gì trong tự nhiên?

Các vùng biển san hô có màu sắc rực rỡ, phong phú và rất giàu các loài động vật chung sống (như cá, cua, trai, ốc...) nó cũng có màu sắc rực rỡ không kém gì màu sắc của san hô. Tạo nên một vùng biển san hô vừa là nơi có vẻ đẹp kỳ thú, vừa là nơi có cảnh quan độc đáo của đại dương.
Ngày nay, chúng được gây nuôi để tạo nên các “thuỷ cung biển” nhân tạo hay các “công viên biển” tự nhiên.
Bên cạnh đó, chúng còn tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô... Là những hệ sinh thái đặc sắc của đại dương.
Tiết 10: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NGÀNH RUỘT KHOANG
I. Đặc điểm chung:
II. Vai trò:
* Lợi ích:
- Trong tự nhiên:
+ Tạo vẻ đẹp thiên nhiên.
+ Có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương.
- Đối với đời sống:
+ Làm đồ trang trí, trang sức: San hô đỏ, san hô đen.
+ Là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng: San hô đá
+ Hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
+ Làm thực phẩm có giá trị: Sứa sen, sứa rô,...
* Tác hại:
- Một số loài gây độc, ngứa cho người: Sứa lửa, doi biển.
- Đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường biển.


Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì?

Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang nên dùng dụng cụ để thu lượm như: Vợt, kéo nẹp, panh.
Nếu dùng tay phải đeo găng cao su để tránh tác động các tế bào gai độc có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da.

Vùng biển nước ta có giàu san hô không?
Vùng biển nước ta có điều kiện thuận lợi cho san hô phát triển, đặc biệt: Vịnh Hạ Long, vùng biển Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa là một trong những vùng biển san hô đẹp của nước ta và của thế giới.
Kiểm tra đánh gía
Câu hỏi 1: Cấu tạo của Ruột khoang sống bám và Ruột khoang bơi lội tự do có đặc điểm gì chung?
Đáp án:
- Cơ thể có đối xứng toả tròn.
- Thành cơ thể đều có hai lớp tế bào, giữa là tầng keo.
- Tự vệ và tấn công bằng tế bào gai.
- Ruột dạng túi: Miệng vừa nhận thức ăn vừa thải bã.




Kiểm tra đánh gía
Câu hỏi 2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
2.1. Trong các loài của ngành Ruột khoang loài nào có số lượng nhiều và tạo nên một vùng biển có màu sắc phong phú và là nơi có năng suất sinh học cao?
A. Thuỷ tức.
B. Sứa.
C. San hô.
D. Hải quỳ
2.2. Loài nào của ngành Ruột khoang gây ngứa và độc cho người?
A. Thuỷ tức.
B. Sứa.
C. San hô.
D. Hải quỳ

Kiểm tra đánh gía
Câu hỏi 2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
2.1. Trong các loài của ngành Ruột khoang loài nào có số lượng nhiều và tạo nên một vùng biển có màu sắc phong phú và là nơi có năng suất sinh học cao?
A. Thuỷ tức.
B. Sứa.
San hô.
D. Hải quỳ
2.2. Loài nào của ngành Ruột khoang gây ngứa và độc cho người?
A. Thuỷ tức.
Sứa.
C. San hô.
D. Hải quỳ

C
B
Hãy rút ra đặc điểm tiến hoá của Ruột khoang so với Động vật nguyên sinh?
So với Động vật nguyên sinh, Ruột khoang có những đặc điểm tiến hoá hơn như sau:
- Cấu tạo cơ thể phức tạp và chuyên hoá hơn thể hiện ở các điểm:
+ Động vật nguyên sinh có cấu tạo một tế bào, sự phân hoá còn mạng tính chất sơ khai. Ở Ruột khoang có cấu tạo nhiều tế bào và chuyển hoá thành các cơ quan như: bắt mồi (tua) tiêu hoá (lỗ miệng, hầu, khoang tiêu hoá), tự vệ (tế bào gai, xương đá vôi), hiệu quả hơn.
+ Động vật nguyên sinh chưa có yếu tố thần kinh ngoại trừ một số điểm cảm giác (như điểm mắt ở trùng roi) còn ở Ruột khoang đã có thần kinh mạng lưới.
- Sự sinh sản ở Ruột khoang chuyên hoá hơn: Đã hình thành tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Tế bào sinh dục đực tạo được tinh trùng và tế bào sinh dục cái tạo được trứng.
Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK vào vở bài tập.
- Đọc mục “Em có biết?”.
- Nghiên cứu nội dung bài 11:
+ Tìm hiểu: nơi sống, cấu tạo, di chuyển, sinh sản, vòng đời của sán lá gan.
+ Kẻ bảng: Đặc điểm cấu tạo của sán lông, sán lá gan vào vở bài tập.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thủy Tùng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)