Bài 10. Các nước Tây Âu

Chia sẻ bởi Lê Thủy | Ngày 26/04/2019 | 68

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Các nước Tây Âu thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

Bài giảng sử 9
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Sự phát triển kinh tế Nhật Bản được chia làm 3 thời kỳ với nội dung chủ yếu nào sau:
A - 1945- 1950 là thời kỳ khôi phục kinh tế.
B - 1960- 1970 là thời kỳ kinh tế phát triển thần kỳ.
C - Sau 1970, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.
D - Cả 3 ý trên.
Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, về chính trị Nhật Bản
A. Hoàn toàn độc lập B. Thuộc địa của Mĩ
C. Lệ thuộc vào Mĩ D. Phong kiến nửa thuộc địa.
Kiểm tra bài cũ:
Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản theo chế độ:
A. Quân chủ chuyên chế C. Quân chủ lập hiến
B. Xã hội chủ nghĩa D. Quân phiệt phản động
Câu 4: Kinh tế Nhật Bản phục hồi và phát triển mạnh mẽ từ:
A. 50 - 90 thế kỉ XX C. 60 - 90 thế kỉ XX
B. 70 - 90 thế kỉ XX D. 80 - 90 thế kỉ XX
Câu 5: Nội dung của công cuộc cải cách dân chủ ở Nhật nằm trong:
�A. Luật cải cách ruộng đất
B. Luật giải giáp lực lượng vũ trang
C. Hiếp pháp mới 1946
D. Quyền tự do dân chủ.

Câu 6: Điền vào chỗ trống.
Cuộc chiến tranh ............................. được coi là .............. đối với nền kinh tế Nhật Bản. Khi Mĩ gây ra cuộc chiến tranh ở .........., nền kinh tế .............. lại có cơ hội đạt được sự tăng trưởng .............., vượt qua các nước Tây Âu, vươn lên đứng............... trong thế giới tư bản.
Kiểm tra bài cũ:
thứ hai
"ngọn gió thần"
Việt Nam
Nhật Bản
Triều Tiên
"thần kì"
BÀI 10 - TIẾT 12:
CÁC NƯỚC TÂY ÂU
Lịch Sử 9
Lược đồ các nước Châu Âu
I - Tình hình chung
- Chế độ chính trị: Chủ nghĩa Tư Bản
Dân số: 630 triệu người, chiếm 1/10 dân số thế giới.
- Có nền văn minh cổ Hi- L¹p, có đấu trường Côli dê,
1. Kinh tế:
- Trong chiến tranh, nhiều nước bị phát xit chiếm đóng và tàn phá nặng nề
- Thiệt hại về kinh tế, trở thành con nợ lớn của Mĩ.
- Khôi phục kinh tế:
BÀI 10 - TIẾT 12: CÁC NƯỚC TÂY ÂU
? Trong chiến tranh TG II, tình hình các nước TÂ như thế nào?
? Sau chiến tranh TG II, các nước TÂ phải làm gì?
? Để khôi phục kinh tế các nước TÂ cần những gì?
+ 1948 - 1951 có 16 nước Tâu Âu nhận viện trợ của Mĩ theo “ Kế hoạch
Macsan” với số tiền lên tới (17 tỉ USD)
Tây Âu phải tuân theo những điều kiện của Mĩ như không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp, hạ thuế quan hàng của Mĩ, phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ…
Đây chính là kế hoạch Phục hưng Châu Âu (Mác San) của Mĩ nhằm buộc Tây Âu phải lệ thuộc Mĩ về kinh tế, từ đó Mĩ dễ bề thao túng các nước Tây Âu. Ngoài ra Mĩ còn giải quyết vấn đề vốn còn tồn đọng. Thực chất kế hoạch Mác San là một trong ba chiến lược toàn cầu của Mĩ: Phá huỷ CNXH, lũng đoạn nền kinh tế thế giới, bá chủ thế giới
+ Kinh tế Tây Âu được khôi phục nhanh chóng nhưng ngày càng lệ
thuộc vào Mĩ
Ngoại trưởng Mĩ
Macsan
I - Tình hình chung
1. Kinh tế:
2. Chính trị
BÀI 10 - TIẾT 12: CÁC NƯỚC TÂY ÂU
? Các nước Tây Âu đã thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại như thế nào sau chiến tranh thế giới II ?
Đối nội:
+ Thu hẹp quyền tự do dân chủ.
+ Xoá bỏ cải cách tiến bộ.
+ Ngăn cản phong trào công nhân
Đối ngoại:
+ Tiến hành xâm lược trở lại.
+ Tham gia vào khối quân sự NATO
+ Chạy đua vũ trang
? Tại sao Tây Âu lại có chính sách phản động như vậy? Việc xâm lược trở lại của CNTB nhằm đáp ứng nhu cầu gì?
I - Tình hình chung
1. Kinh tế:
2. Chính trị
3. Nước Đức
BÀI 10 - TIẾT 12: CÁC NƯỚC TÂY ÂU
ĐỨC
Sự phân chia Đông Đức và Tây Đức năm 1949
Một phần bức tường Beclin
I - Tình hình chung
1. Kinh tế:
2. Chính trị
3. Nước Đức
BÀI 10 - TIẾT 12: CÁC NƯỚC TÂY ÂU
Tình hình nước Đức trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai?
?
Berlin tháng 4 /1945
I - Tình hình chung
1. Kinh tế:
2. Chính trị
3. Nước Đức
BÀI 10 - TIẾT 12: CÁC NƯỚC TÂY ÂU
- 1949 nước Cộng hoà dân chủ Đức được ( khu vực Đông Đức). 3 - 10 -1990 CHDC Đức sáp nhập vào CHLB Đức, trở thành nước Đức thống nhất.
- Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ chia nhau chiếm đóng Đức. Sau đó Anh, Mĩ, Pháp thành lập CHLB Đức theo chế độ CNTB(9- 1949).
I - Tình hình chung
II - Sự liên kết khu vực
? Em hiểu liên kết là gì?
Thống nhất về kinh tế và sự phân công lao động giữa các nước .
? Theo em, có sự liên kết ấy do những nguyên nhân nào?
* Tây Âu: + Có chung nền văn hoá
+ Kinh tế không có sự khác biệt.
+ Có quan hệ mật thiết.
+ Tác động của CM KH- KT lần 2
Thoát khỏi lệ thuộc vào Mĩ: Cần phải liên kết
2/ Mục tiêu:
? Mục tiêu của sự liên kết này là gì?
- Xoá bỏ hàng rào thuế quan.
- Xây dựng thị trường chung.
- Tự do lưu thông.
- Chính sách về nông nghiệp, giao thông.
1/ Nguyên nhân
BÀI 10 - TIẾT 12: CÁC NƯỚC TÂY ÂU
I - Tình hình chung
II - Sự liên kết khu vực
3/ Quá trình liên kết
? Hãy kể tên 6 nước đầu tiên tham gia tổ chức này?
Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Italia, Luc xăm bua
BÀI 10 - TIẾT 12: CÁC NƯỚC TÂY ÂU
THÀNH VIÊN CỘNG ĐỒNG THAN THÉP CHÂU ÂU 4/1951
CỜ THÀNH VIÊN
3/1951- 7/1967
1973
1981
1986
Áo
Ru ma ni
Bungari
Hi lạp
Thụy Điển
Phần Lan
Man ta
Tây ban Nha
Bồ Đào Nha
1995
2004
2007
Slôvênia
- 4/ 1951:Cộng đồng than, thép Châu Âu thành lập gồm Pháp, CHLB Đức, Ý, Hà Lan , Bỉ, Lúc-xăm-bua.
- 3/1957: 6 nước trên thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế Châu Âu” ( EEC).
- 7/1967: Ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng Châu Âu (EC).
- 12/1991, đổi tên là Liên minh Châu Âu (EU).
Đồng tiền chung Châu Âu (EURO)
Euro (€; mã ISO: EUR), còn gọi là Âu kim là đơn vị tiền tệ của Liên minh Tiền tệ châu Âu, là tiền tệ chính thức của các nước thành viên của Liên minh châu Âu Các đồng tiền kim loại euro cùng một mệnh giá giống nhau ở mặt trước, nhưng có trang trí khác nhau ở mặt sau, đặc trưng cho từng quốc gia phát hành.
Euro có thể được phát âm như iu-rô hoặc ơ-rô, oi-rô, u-rô tùy từng nơi ở châu Âu và thế giới.
I - Tình hình chung
II- Sự liên kết khu vực:
* Hội nghị Ma axtơ rich:
? Mục tiêu của hội nghị Ma axtơ rich là gì?
Mục tiêu:
+ Xây dựng thị trường chung, ra đời đồng tiền chung châu Âu
+ Xây dựng liên minh chính trị, đối ngoại
? Việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu sẽ có lợi như thế nào?
Dễ lưu thông.
? Trong các bài đã học, em thấy có những tổ chức liên minh kinh tế nào mà em biết?
Khối EU, ASEAN
? Mục tiêu của hiệp hội ASEAN là gì?
* Phát triển kinh tế, văn hoá trên tinh thần duy trì và ổn định khu vực, cùng nhau phát triển phồn vinh
? Em hãy so sánh mối quan hệ của Tây Âu với Mĩ sau 1945 và đến nay?
Kế hoạch Mac san bị phá huỷ, Tây Âu là khu vực cạnh tranh với Mĩ: Gậy ông đập lưng ông.
? Cho biết mối quan hệ giữa Việt Nam với EU hiện nay có những điểm gì nổi bật?
Có mối quan hệ hữu hảo. EU hỗ trợ Việt Nam về nhiều mặt
BÀI 10 - TIẾT 12: CÁC NƯỚC TÂY ÂU
TRỤ SỞ EU TẠI BRUC-XEN (Bỉ)
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)
Mối quan hệ Việt Nam - EU
Ngày 29/3/2007, Uỷ ban châu Âu đã thông qua Chiến lược Hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2013 với ngân sách 304 triệu Euro. Nội dung hỗ trợ tập trung vào hai lĩnh vực chính: hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội của Việt Nam (SEDP) và hỗ trợ ngành y tế.
Tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (12/2006), EU cam kết tài trợ 720 triệu Euro trong năm 2007 và cam kết tiếp tục tăng vốn tài trợ cho Việt Nam.
Kể từ năm 1995 đến nay, kim ngạch thương mại của Việt Nam với các nước thành viên EU tăng trung bình 15-20%/năm. EU là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm 17% tổng giao dịch thương mại của Việt Nam
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân chuyến thăm Pháp năm 2007
Hội ðàm giữa Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh và Tổng thống Jacques Chirac, Paris, 6-2006
Pháp hiện là một trong 4 nền kinh tế lớn của Tây Âu và là 1 trong 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. Quan hệ Việt Nam - Pháp đang phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực, nhất là về đầu tư, thương mại...
Pháp cũng là nước ưu tiên dành ODA cho Việt Nam và là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai sau Nhật Bản với cam kết 1,4 tỷ Euro từ 2007 đến 2010, đạt khoảng 350 triệu Euro/năm. Hàng năm, Pháp duy trì ngân sách hợp tác dành cho Việt Nam trị giá khoảng 10 triệu Euro, tập trung vào các lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ, cải cách hành chính, xây dựng luật pháp, tài chính, ngân hàng,...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Pháp Bernard Accoyer ký thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Anh, Thủ tướng chứng kiến lễ ký kết văn kiện hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Ảnh: BBC
Một số hình ảnh trong chuyến thăm 3 nước : Vương quốc Anh, Bắc Ireland và CHLB Đức của Thủ tướng. Ảnh: Web Chính phủ
Mối quan hệ Việt Nam - EU
Kể tên những mặt hàng chủ lực mà Việt Nam xuất sang EU?
Trong năm 2007, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam – EU đạt 14,23 tỷ USD, tăng 39,26%, trong đó Việt Nam xuất khẩu 9,1 tỷ USD, tăng 28,2% so với năm truớc.
Các nhóm hàng xuất khẩu có tăng trưởng cao sang EU trong năm 2007 vẫn là những mặt hàng truyền thống như giầy dép, dệt may, cà phê hạt xanh, đồ gỗ, thuỷ hải sản, chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường này.
Củng cố
Quá trình hình thành và phát triển của EU là quá trình liên kết từng bước với số nước tăng dần( Hãy điền vào chỗ trống)
A -…………..(1957)
B - ………….(1973)
C - ...………..(1981)
D - 12 nước(……….)
Đ - ………….(1999)
E - (2004)……………..
F - (2007)……………..
6 nước
9 nước
10 nước
1986
15 nước
25 nước
27 nước
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)