Bài 10. Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
Nội dung tài liệu:
Trang bìa
Trang bìa:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO EA SÚP
TRƯỜNG THCS EA LÊ
TIẾT 10_BÀI 10
BIẾN TRỞ - ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT
Giáo viên thực hiện: Trần Xuân Huy
Câu hỏi 1: KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi 1: Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành câu:
Điện trở của dây dẫn (1)||tỉ lệ thuận|| với chiều dài l của dây dẫn, (2)||tỉ lệ nghịch|| với tiết diện S của dây dẫn và phụ thuộc vào (3)||vật liệu|| làm dây dẫn. Câu hỏi 2: KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu hỏi 2: Từ công thức tính điện trở của dây dẫn, em hãy cho biết có những cách nào để có thể thay đổi trị số (độ lớn) điện trở của một dây dẫn?
a. Thay đổi chiều dài dây dẫn.
b. Thay đổi tiết diện dây dẫn.
c. Thay đổi cả chiều dài và tiết diện của dây dẫn.
d. Tất cả các cách trên.
GIỚI THIỆU BÀI
Mục 1: GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Vậy biến trở có cấu tạo và hoạt động như thế nào? Chúng ta cùng xét trong bài học hôm nay.
TIẾT 10_BÀI 10
BIẾN TRỞ - ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT
1. C.Tạo ..C1: I. BIẾN TRỞ
1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở.
C1 Quan sát ảnh chụp, hình 10.1 để nhận dạng các loại biến trở.
a. Biến trở con chạy.
b. Biến trở tay quay.
c. Biến trở than (chiết áp).
1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở.
C2 Bộ phận chính của biến trở con chạy, biến trở tay quay gồm con chạy (hoặc tay quay) C và cuộn dây dẫn bằng hợp kim có điện trở suất lớn (nikêlin hay nicrom), được quấn đều đặn dọc theo một lõi bằng sứ.
1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở.
Trả lời C2: Biến trở không có tác dụng thay đổi điện trở. Vì khi đó nếu dịch chuyển con chạy C thì dòng điện vẫn chạy qua toàn bộ cuộn dây của biến trở và con chạy cũng không có tác dụng làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua.
1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở.
C3 Biến trở được mắc nối tiếp vào mạch điện, chẳng hạn với hai điểm A và N của các biến trở ( biến trở con chạy, biến trở tay quay). Khi đó nếu dịch chuyển con chạy hoặc tay quay C thì điện trở của mạch điện có thay đổi không? Vì sao?
1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở.
Trả lời C3: Điện trở của mạch điện có thay đổi. Vì khi đó nếu dịch chuyển con chạy hoặc tay quay C sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua dẫn đến làm thay đổi điện trở của biến trở và của mạch điện.
1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở.
C4 Trong sơ đồ mạch điện, biến trở có kí hiệu (hình 10.2_SGK)
a)
b)
c)
d)
1. Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của biến trở.
Trả lời C4 Mô tả hoạt động của biến trở:
Dịch chuyển con chạy C sẽ làm thay đổi chiều dài của phần cuộn dây có dòng điện chạy qua và do đó làm thay đổi điện trở của biến trở.
2. Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện.
C5 Cho mạch điện như hình vẽ. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện này.
Trả lời C5 Sơ đồ mạch điện.
2. Sử dụng biến trở để điều chỉnh cường độ dòng điện.
C6 Tìm hiểu trị số lớn nhất của biến trở được sử dụng và cường độ lớn nhất của dòng điện cho phép chạy qua biến trở đó.
M C N
2. Sử dụng biến trở đề điều chỉnh cường độ dòng điện.
M C N
3. Kết luận:
Vậy: Biến trở là gì? Biến trở có thể được dùng làm gì?
Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
C7: II. CÁC ĐIỆN TRỞ DÙNG TRONG KĨ THUẬT.
C7 Trong kĩ thuật, chẳng hạn như trong các mạch điện của rađiô, tivi, đèn để bàn ... người ta cần sử dụng các điện trở có kích thước nhỏ với các trị số khác nhau, có thể lớn tới vài trăm mêgaôm. Các điện trở này được chế tạo bằng một lớp than hay lớp kim loại mỏng phủ ngoài một lõi cách điện (thường bằng sứ).
Giải thích:
Lớp than hay lớp kim loại mỏng đó có thể có điện trở rất lớn vì tiết diện S của chúng có thể rất nhỏ.
Theo công thức :
khi S rất nhỏ thì R rất lớn.
C8 Nhận dạng hai cách ghi trị số các điện trở kĩ thuật nêu dưới đây.
Cách 1: Trị số được ghi trên điện trở.
Cách 2: Trị số được thể hiện bằng các vòng màu sơn trên điện trở.
C9: III. VẬN DỤNG.
C9 Đọc trị số của các điện trở kĩ thuật sau:
1. Đọc trị số của điện trở kĩ thuật sau:
vòng màu số 1
màu đỏ
vòng màu số 2
màu da cam
vòng màu số 3
màu vàng
vòng màu số 4
màu bạc
2. Đọc trị số của điện trở kỹ thuật sau:
3. Cho sơ đồ mạch điện sau:
Hãy cho biết tác dụng của mỗi biến trở có trong sơ đồ?
Giải bài 10.2: III. VẬN DỤNG.
TỔNG KẾT
Mục 1: KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ - VẬN DỤNG.
BÀI HỌC KẾT THÚC.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH THAM DỰ TIẾT HỌC!
Giáo viên thực hiện: Trần Xuân Huy