Bài 10. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Chia sẻ bởi Phạm Thị Thu Hà |
Ngày 08/05/2019 |
34
Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Bài thơ về tiểu đội xe không kính thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Tiết 47
bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
2.Kỹ năng: Đọc diễn cảm, phân tích hình ảnh, ngôn ngữ bài thơ.
3.Thái độ: Tình cảm yêu quý, biết ơn những người đã có công bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
-Học sinh: Soạn bài, sưu tầm tài liệu về tác giả, tác phẩm
-Giáo viên: Sưu tầm những tư liệu về tác giả, tác phẩm.
C. Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giới thiệu đề tài người chiến sĩ trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ
Hoạt động 2 :Tìm hiểu chung về bài thơ
* Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
-GV yêu cầu HS giới thiệu những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm đã sưu tầm được.
-GV cho HS quan sát hình ảnh nhà thơ Phạm Tiến Duật, chốt những thông tin cần thiết về nhà thơ : sự đóng góp trong nền văn học Việt Nam hiện đại, phong cách nghệ thuật.
- GV cho HS quan sát ảnh tư liệu và giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: năm 1969 khi cuộc kháng chiến đi vào giai đoạn gay go, ác liệt. Những chiếc xe ô tô nối tiếp nhau băng qua lửa đạn trên tuyến đường Trường Sơn để chi viện cho miền Nam.
* Đọc và tìm hiểu chủ đề bài thơ
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ : giọng trẻ trung, sôi nổi, mạnh mẽ pha chút tinh nghịch, ngang tàng, giúp HS cảm nhận ban đầu về nội dung, sự độc đáo của ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ.
-Hướng dẫn tìm hiểu chú thích
-Tìm hiểu chủ đề của bài thơ: viết về những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết bài thơ
*Hướng dẫn HS nhận ra sự đặc biệt của nhan đề bài thơ và ý nghĩa của nó: Nhan đề có thêm từ "bài thơ" trước hình ảnh "tiểu đội xe không kính" trong khi bản thân nó đã là bài thơ, tạo nên hai vế tương phản nhau. Điều này cho thấy nhà thơ đã khai thác chất thơ từ những điều không hề nên thơ. Đây chính là chất hiện thực trong thơ Phạm Tiến Duật.
* Hướng dẫn HS phân tích hình ảnh những chiếc xe không kính
-Yêu cầu HS phát hiện các chi tiết miêu tả những chiếc xe: "không có kính" " không có đèn" "không có mui xe" " thùng xe có xước ". Phát hiện và chỉ ra biện pháp tu từ cùng giá trị của nó: điệp từ "không" kết hợp một từ "có" cho thấy hình ảnh chiếc xe không đảm bảo điều kiện an toàn để lăn bánh.
-Gợi học sinh hình dung về hình ảnh những chiếc xe và thấy được phần nào sự khốc liệt của chiến trường
-Liên hệ hình ảnh con thuyền được thi vị hoá trong "Quê hương"(Tế Hanh), Đoàn thuyền đánh cá(Huy Cận) để thấy được hình ảnh những chiếc xe trong bài thơ là hình ảnh rất thực , độc đáo được nhà thơ khai thác tạo nên sự mới mẻ, hiện đại cho bài thơ.
-Thấy được hình ảnh những chiếc xe là điểm tựa cho sự triển khai tứ thơ, làm nổi bật hình ảnh người lính
*Hướng dẫn HS phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe
-Yêu cầu HS phát hiện và đọc những câu thơ cho thấy hoàn cảnh của cuộc chiến: "bom giật, bom rung" "Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời", "Bụi phun tóc trắng như người già", hình dung về hoàn cảnh cuộc chiến: gian khổ, khó khăn, nguy hiểm. Liên hệ đoạn tả con đường Trường Sơn trong truyện "Những ngôi sao xa xôi"(Lê Minh Khuê)
-Phân tích vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ ấy.
+Tư thế: HS đọc đoạn thơ
"Ung dung buồng lái ta ngồi
.Như sa như ùa vào buồng lái"
Hướng dẫn HS phát hiện, phân tích giá trị của việc sử dụng từ ngữ và phép tu từ của tác giả : từ láy " ung dung", biện pháp đảo trật tự cú pháp, điệp từ " nhìn". Tư thế hiên ngang, phong thái đường hoàng, chủ động vượt qua mọi khó khăn.
+Tinh thần: HS đọc "Không có kính ừ thì có bụi
.Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi"
GV gợi tìm, hướng dẫn HS nhận xét ngôn ngữ, giọng điệu thơ: ngôn ngữ tả thực, không trau chuốt, gần với văn xuôi, giọng điệu tươi vui, hóm hỉnh pha chút ngang tàng
HD HS phát hiện, phân tích các biện pháp tu từ: so sánh , điệp cấu trúc tạo giọng thơ vui nhộn, thể hiện tinh thần dũng cảm bất chấp mọi hiểm nguy, luôn vui tươi, lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ.
+Tình cảm đồng chí, đồng đội: HS đọc đoạn thơ
"Những chiếc xe từ trong bom rơi
.Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy"
GV hướng dẫn HS phân tích câu thơ "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi", gợi HS nhớ đến câu thơ : "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" (Đồng chí) thấy được tình cảm đồng đội ấm áp sẻ chia, gắn bó như ruột thịt, truyền cho nhau sức mạnh để chiến đấu.
GV bình về tình cảm đồng đội của người chiến sĩ
+HS đọc 2 câu thơ cuối :
"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
-Yêu cầu HS phát hiện và phân tích giá trị của phép tu từ hoán dụ "một trái tim". Hình ảnh "một trái tim" biểu tượng cho lý trí, niềm tin và lòng yêu quê hương đất nước của người chiến sĩ.
-GV nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng những chiếc xe không kính đã được vận hành bằng nhiên liệu và nguyên tắc đặc biệt. Em có đồng ý không? Vì sao? HS thảo luận, trả lời
-GV bình sâu hơn để HS thấy được cội nguồn sức mạnh của đoàn xe là trái tim người chiến sĩ.
-HS trình bày cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
-GV khái quát, bình và liên hệ mở rộng: hình ảnh người chiến sĩ lái xe là biểu tượng đẹp cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ luôn dũng cảm trong chiến đấu, lạc quan, yêu đời, tình cảm đồng đội, tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.
Hoạt động 4: Tổng kết, củng cố, luyện tập
-GV hướng dẫn HS nêu những kết luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
-Lưu ý phần ghi nhớ trong sgk cho HS
Hướng dẫn HS làm bài tập: Cảm nhận của em về người chiến sĩ qua 2 bài thơ " Đồng chí"(Chính Hữu) và
" Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật)?
-GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ hoặc nghe bài hát
" Chào em cô gái Lam Hồng"
bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.
2.Kỹ năng: Đọc diễn cảm, phân tích hình ảnh, ngôn ngữ bài thơ.
3.Thái độ: Tình cảm yêu quý, biết ơn những người đã có công bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc
B. Chuẩn bị của giáo viên, học sinh
-Học sinh: Soạn bài, sưu tầm tài liệu về tác giả, tác phẩm
-Giáo viên: Sưu tầm những tư liệu về tác giả, tác phẩm.
C. Tiến trình bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Giới thiệu đề tài người chiến sĩ trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ
Hoạt động 2 :Tìm hiểu chung về bài thơ
* Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
-GV yêu cầu HS giới thiệu những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm đã sưu tầm được.
-GV cho HS quan sát hình ảnh nhà thơ Phạm Tiến Duật, chốt những thông tin cần thiết về nhà thơ : sự đóng góp trong nền văn học Việt Nam hiện đại, phong cách nghệ thuật.
- GV cho HS quan sát ảnh tư liệu và giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: năm 1969 khi cuộc kháng chiến đi vào giai đoạn gay go, ác liệt. Những chiếc xe ô tô nối tiếp nhau băng qua lửa đạn trên tuyến đường Trường Sơn để chi viện cho miền Nam.
* Đọc và tìm hiểu chủ đề bài thơ
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ : giọng trẻ trung, sôi nổi, mạnh mẽ pha chút tinh nghịch, ngang tàng, giúp HS cảm nhận ban đầu về nội dung, sự độc đáo của ngôn ngữ và giọng điệu bài thơ.
-Hướng dẫn tìm hiểu chú thích
-Tìm hiểu chủ đề của bài thơ: viết về những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chi tiết bài thơ
*Hướng dẫn HS nhận ra sự đặc biệt của nhan đề bài thơ và ý nghĩa của nó: Nhan đề có thêm từ "bài thơ" trước hình ảnh "tiểu đội xe không kính" trong khi bản thân nó đã là bài thơ, tạo nên hai vế tương phản nhau. Điều này cho thấy nhà thơ đã khai thác chất thơ từ những điều không hề nên thơ. Đây chính là chất hiện thực trong thơ Phạm Tiến Duật.
* Hướng dẫn HS phân tích hình ảnh những chiếc xe không kính
-Yêu cầu HS phát hiện các chi tiết miêu tả những chiếc xe: "không có kính" " không có đèn" "không có mui xe" " thùng xe có xước ". Phát hiện và chỉ ra biện pháp tu từ cùng giá trị của nó: điệp từ "không" kết hợp một từ "có" cho thấy hình ảnh chiếc xe không đảm bảo điều kiện an toàn để lăn bánh.
-Gợi học sinh hình dung về hình ảnh những chiếc xe và thấy được phần nào sự khốc liệt của chiến trường
-Liên hệ hình ảnh con thuyền được thi vị hoá trong "Quê hương"(Tế Hanh), Đoàn thuyền đánh cá(Huy Cận) để thấy được hình ảnh những chiếc xe trong bài thơ là hình ảnh rất thực , độc đáo được nhà thơ khai thác tạo nên sự mới mẻ, hiện đại cho bài thơ.
-Thấy được hình ảnh những chiếc xe là điểm tựa cho sự triển khai tứ thơ, làm nổi bật hình ảnh người lính
*Hướng dẫn HS phân tích hình ảnh người chiến sĩ lái xe
-Yêu cầu HS phát hiện và đọc những câu thơ cho thấy hoàn cảnh của cuộc chiến: "bom giật, bom rung" "Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời", "Bụi phun tóc trắng như người già", hình dung về hoàn cảnh cuộc chiến: gian khổ, khó khăn, nguy hiểm. Liên hệ đoạn tả con đường Trường Sơn trong truyện "Những ngôi sao xa xôi"(Lê Minh Khuê)
-Phân tích vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ ấy.
+Tư thế: HS đọc đoạn thơ
"Ung dung buồng lái ta ngồi
.Như sa như ùa vào buồng lái"
Hướng dẫn HS phát hiện, phân tích giá trị của việc sử dụng từ ngữ và phép tu từ của tác giả : từ láy " ung dung", biện pháp đảo trật tự cú pháp, điệp từ " nhìn". Tư thế hiên ngang, phong thái đường hoàng, chủ động vượt qua mọi khó khăn.
+Tinh thần: HS đọc "Không có kính ừ thì có bụi
.Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi"
GV gợi tìm, hướng dẫn HS nhận xét ngôn ngữ, giọng điệu thơ: ngôn ngữ tả thực, không trau chuốt, gần với văn xuôi, giọng điệu tươi vui, hóm hỉnh pha chút ngang tàng
HD HS phát hiện, phân tích các biện pháp tu từ: so sánh , điệp cấu trúc tạo giọng thơ vui nhộn, thể hiện tinh thần dũng cảm bất chấp mọi hiểm nguy, luôn vui tươi, lạc quan, yêu đời của người chiến sĩ.
+Tình cảm đồng chí, đồng đội: HS đọc đoạn thơ
"Những chiếc xe từ trong bom rơi
.Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy"
GV hướng dẫn HS phân tích câu thơ "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi", gợi HS nhớ đến câu thơ : "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" (Đồng chí) thấy được tình cảm đồng đội ấm áp sẻ chia, gắn bó như ruột thịt, truyền cho nhau sức mạnh để chiến đấu.
GV bình về tình cảm đồng đội của người chiến sĩ
+HS đọc 2 câu thơ cuối :
"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim"
-Yêu cầu HS phát hiện và phân tích giá trị của phép tu từ hoán dụ "một trái tim". Hình ảnh "một trái tim" biểu tượng cho lý trí, niềm tin và lòng yêu quê hương đất nước của người chiến sĩ.
-GV nêu vấn đề: Có ý kiến cho rằng những chiếc xe không kính đã được vận hành bằng nhiên liệu và nguyên tắc đặc biệt. Em có đồng ý không? Vì sao? HS thảo luận, trả lời
-GV bình sâu hơn để HS thấy được cội nguồn sức mạnh của đoàn xe là trái tim người chiến sĩ.
-HS trình bày cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.
-GV khái quát, bình và liên hệ mở rộng: hình ảnh người chiến sĩ lái xe là biểu tượng đẹp cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ luôn dũng cảm trong chiến đấu, lạc quan, yêu đời, tình cảm đồng đội, tình yêu quê hương đất nước sâu nặng.
Hoạt động 4: Tổng kết, củng cố, luyện tập
-GV hướng dẫn HS nêu những kết luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
-Lưu ý phần ghi nhớ trong sgk cho HS
Hướng dẫn HS làm bài tập: Cảm nhận của em về người chiến sĩ qua 2 bài thơ " Đồng chí"(Chính Hữu) và
" Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật)?
-GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ hoặc nghe bài hát
" Chào em cô gái Lam Hồng"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Thu Hà
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)