Bài 10. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Chia sẻ bởi Trần Đăng Hảo | Ngày 08/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 10. Bài thơ về tiểu đội xe không kính thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Clip
Xe quân sự
Clip
Máy bay ném bom
Mời các em xem
trích đoạn phim
S4
Bài cũ
Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) và trình bày khái quát cảm nhận của em về hình tượng người lính thời chống Pháp được thể hiện trong bài thơ?
Bài thơ “Đồng chí” ngợi ca vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Họ sẵn sàng bỏ lại những gì thân thiết, quý giá nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn.
+ Dù gặp vô vàn thiếu thốn, gian khổ tột cùng nhưng họ vẫn luôn lạc quan, vui vẻ.
+ Họ có một tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc, thắm thiết.
Văn bản:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
(Phạm Tiến Duật)
I. Đọc – hiểu chung:
1. Tác giả:
? Dựa vào những hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu khái quát về nhà thơ Phạm Tiến Duật?
PTD (1941 - 2007), quê ở Phú Thọ.
Ông là chiến sĩ Trường Sơn – nhà thơ trẻ tiêu biểu thời chống Mĩ.
Thơ ông thường viết về người lính, thanh niên xung phong bằng giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch và giàu chất hiện thực.
2. Tác phẩm:
Viết năm 1969, trích trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
Thơ tự do
Chủ đề: ngợi ca vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan
cách mạng của người lính thời chống Mĩ.
? Xác định hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, thể thơ và chủ đề của bài thơ?
3. Từ khó:
(SGK/129)
Giải nghĩa từ: tiểu đội, bếp Hoàng Cầm
(SGK/129)
Văn bản:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
(Phạm Tiến Duật)
I. Đọc – hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
3. Từ khó:
(SGK/129)
(SGK/129)
II. Đọc - hiểu văn bản:
S5
1. Hình ảnh những chiếc xe quân sự:
Không có kính
không có đèn
- Không có mui xe, thùng xe có xước
? Những câu thơ miêu tả chiếc xe quân sự có gì đặc biệt? Điệp từ « không » có tác dụng gì?
? Hình ảnh những chiếc xe quân sự được tác giả quan sát và miêu tả như thế nào?
Câu thơ gần với văn xuôi, gần với khẩu ngữ. Điệp từ “không” vừa thể hiện được sự trần trụi quen thuộc mà độc đáo của những chiếc xe quân sự trên tuyến đường Trường Sơn, vừa nhấn mạnh sự ác liệt của cuộc chiến.
S1
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
S4
Văn bản:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
(Phạm Tiến Duật)
I. Đọc – hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
3. Từ khó:
(SGK/129)
(SGK/129)
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình ảnh những chiếc xe quân sự:
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe:
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái
? Câu thơ đầu và cả đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào? Cách ngắt nhịp của câu thơ? Tác dụng của chúng?
Phép đảo ngữ, điệp từ “nhìn” khắc họa rõ nét tư thế: ung dung, hiên ngang, tự tin, chủ động và ngạo nghễ trước hoàn cảnh
- Những cảm giác của người chiến sĩ được miêu tả bằng phép so sánh, nhân hóa (gió vào xoa mắt đắng, con đường chạy thẳng vào tim), hoán dụ (tim), điệp ngữ. Bút pháp miêu tả vừa thực, vừa lãng mạn.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật và bút phát miêu tả những cảm giác của người chiến sĩ lái xe?
Văn bản:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
(Phạm Tiến Duật)
I. Đọc – hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
3. Từ khó:
(SGK/129)
(SGK/129)
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình ảnh những chiếc xe quân sự:
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
? Những câu thơ trên miêu tả những khó khăn nào của người lính lái xe?
? Em có nhận xét gì về lời thơ, cấu trúc câu thơ và giọng điệu của các câu thơ trên?
Ý nghĩa của chúng?
- Lời thơ giản dị như câu nói hàng ngày, điệp cấu trúc câu (“ không có”, “ừ thì”, chưa cần...), giọng điệu ngang tàng, sôi nổi, tinh nghịch -> tinh thần lạc quan, bình thản, thái độ coi thường gian khổ, bất chấp hi sinh của người lính trẻ
Văn bản:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
(Phạm Tiến Duật)
I. Đọc – hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
3. Từ khó:
(SGK/129)
(SGK/129)
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình ảnh những chiếc xe quân sự:
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
? Đoạn thơ này miêu tả tình cảm gì của những người lính lái xe? Hãy cho biết giá trị biểu cảm của các hình ảnh được gạch chân?
- Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn,
thắm thiết
Văn bản:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
(Phạm Tiến Duật)
I. Đọc – hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
3. Từ khó:
(SGK/129)
(SGK/129)
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình ảnh những chiếc xe quân sự:
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe:
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
? Nhận xét giọng điệu và biện pháp tu từ trong
hai câu thơ cuối?
- Giọng thơ bình thản mà khảng khái, rắn rỏi (“vẫn, chỉ cần”), biện pháp tu từ hoán dụ “trái tim” -> tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Văn bản:
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
(Phạm Tiến Duật)
I. Đọc – hiểu chung:
1. Tác giả:
2. Tác phẩm:
3. Từ khó:
(SGK/129)
(SGK/129)
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình ảnh những chiếc xe quân sự:
2. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe:
III. Tổng kết:
? Nêu nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
? Nêu cảm nhận của em về hình tượng người lái xe được miêu tả trong bài thơ?
Nghệ thuật:
- Đan xen giữa chất hiện thực và chất thơ
- Lời thơ giản dị, đậm chất khẩu ngữ; giọng điệu trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàng,
khảng khái, …
- Xây dựng hình ảnh độc đáo
2. Nội dung:
Bài thơ đã tái hiện hình ảnh những chiếc xe quân sự độc đáo cùng hình tượng người
chiến sĩ lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, coi thường mọi khó khăn
nguy hiểm và giàu lòng yêu nước.
(Ghi nhớ - SGK)
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Học thuộc lòng bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Nắm vững giá trị chủ yếu của bài thơ
Viết bài văn trình bày cảm nhận của bản thân về hình tượng người lính
Thời chống Mĩ (trên cơ sở so sánh với hình tượng người lính trong bài
Thơ “Đồng chí” của Chính Hữu)
- Soạn bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đăng Hảo
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)