Bài 1. Tính chất hoá học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Chia sẻ bởi Lê Đức Đạt | Ngày 30/04/2019 | 42

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Tính chất hoá học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Đa Tốn
Chào mừng Quý thầy, cô đến dự giờ Hoá học lớp 9A!
Tiết 2. Bài 1.
Tính chất hoá học của oxit.
Khái niệm về sự phân loại oxit.
A. NHẮC LẠI KIẾN THỨC:
? Dựa vào kiến thức lớp 8, cho biết có mấy loại oxit? Kể tên, cho ví dụ?
Lớp 8 học loại 2 loại oxit:
+ Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit.
VD: P2O5, SO2, CO2,…
+ Oxit bazơ: Là oxit của kim loại, tương ứng với 1 bazơ.
VD: CaO, Na2O, CuO,…
? Hoàn thành các PTHH sau:
P2O5 + H2O → H3PO4 CO2 + H2O → H2CO3

CaO + H2O → Ca(OH)2 Na2O + H2O → NaOH

? Hoàn thành bảng phân loại các sản phẩm của 4 PTHH trên?

B. BÀI HỌC:
I. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT:
1. Tính chất hoá học của oxit bazơ:
a. Tác dụng với nước:
* Thí nghiệm 1:
- Cho BaO hoặc CaO phản ứng với nước.
- Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch thu được.
? Mời một em nhận xét thí nghiệm?
- Một số oxit bazơ (như CaO; BaO;…) tác dụng với nước tạo dung dịch bazơ.
- Dung dịch bazơ làm dung dịch phenol phtalein (không màu) chuyển hồng.
? Mời một em nêu PTHH của 2 oxit trên khi tác dụng với nước?
- PTHH 1: BaO + H2O  Ba(OH)2.
- PTHH 2: CaO + H2O  Ca(OH)2.
? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng?
b. Tác dụng với axit:
* Thí nghiệm 2:
- Cho CuO tác dụng với HCl.
? Nhận xét thí nghiệm?
- Đã xảy ra PƯHH giữa CuO và HCl: CuO tan, tạo dung dịch mới có màu xanh lam là CuCl2.
? Nêu PTHH của thí nghiệm?
- PTHH: CuO + HCl  CuCl2 + H2O.
- Thay CuO bằng các oxit bazơ khác cũng xảy ra PƯHH tương tự đó là sinh ra muối và nước.
? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng?
c. Tác dụng với oxit axit:
* Thí nghiêm 3:
- Cho CaO tác dụng với CO2.
- Cho sản phẩm vào nước, lắc đều.
? Một em nhận xét thí nghiêm? Nêu PTHH?
- CaO đã tác dụng với CO2 tạo kết tủa CaCO3.
- Sản phẩm sinh ra là muối.
- PTHH: CaO + CO2  CaCO3.
- Thay CaO bằng BaO (như SGK) hoặc một số oxit bazơ khác đều xảy ra PƯHH tương tự.
? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng?

2. Tính chất hoá học của oxit axit:
a. Tác dụng với nước:
* Thí nghiệm 4:
- Cho P2O5 tác dụng với nước.
- Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dd thu được.
? Một em nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH?
- P2O5 tác dụng với nước tạo ra axit, làm quỳ tím hoá đỏ.
- PTHH: P2O5 + 3H2O  2H3PO4.
- Thay P2O5 bằng nhiều oxit axit như SO2, SO3… khác cũng xảy ra PƯHH tương tự.
? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng?
b. Tác dụng với bazơ:
* Thí nghiệm 5:
- Dẫn khí CO2 qua dung dịch nước vôi trong.
? Một em nhận xét thí nghiệm? Nêu PTHH?
- CO2 đã tác dụng với Ca(OH)2 tạo muối kết tủa CaCO3 và nước.
- Thay CO2 bằng SO2, P2O5 cũng ra PƯHH tương tự.
? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng?
c. Tác dụng với oxit bazơ:
- Tương tự phần 1c.
? Một em đọc to phần kết luận in nghiêng?
II. PHÂN LOẠI OXIT:
? Dựa vào SGK, các em cho biết người ta phân loại oxit như thế nào? Các em cho ví dụ?
1. Oxit bazơ:
- Là các oxit tác dụng với axit tạo muối và nước.
- VD: CaO, BaO, Na2O,…
2. Oxit axit:
- Là các oxit tác dụng với bazơ tạo muối và nước.
- VD: P2O5, CO2, SO2,…
3. Oxit lưỡng tính:
- Là các oxit tác dụng được với cả bazơ và axit để tạo muối và nước.
- VD: Al2O3, ZnO,…
4. Oxit trung tính:
- Là các oxit không tác dụng với các axit, bazơ và nước, còn gọi là oxit không tạo muối.
- VD: CO, NO,…
C. VẬN DỤNG - CỦNG CỐ - VỀ NHÀ:
1. Làm BT 1, 2, 3, 4 (SGK trang 6)
2. BTVN: 4, 5, 6.
Chân thành cảm ơn Quý thầy, cô đã giự giờ!
Chúc Quý thầy, cô
sức khoẻ, công tác tốt!
Chào tạm biệt và hẹn gặp lại thầy, cô!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đức Đạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)