Bài 1: Thế giới động vật đa dạng và phong phú

Chia sẻ bởi Phan Thai Luan | Ngày 15/10/2018 | 116

Chia sẻ tài liệu: Bài 1: Thế giới động vật đa dạng và phong phú thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

Bài 1 : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ĐA DẠNG, PHONG PHÚ

I) Mục tiêu :
1) Kiến thức :
- HS chứng minh được sự đa dạng phong phú của thế giới động vật được thể hiện về mặt số loài, kích thước, số lượng cá thể và môi trường sống.
- HS nhận thức được nước ta nhờ thiên nhiên ưu đãi nên có một thế giới động vật đa dạng phong phú.
2) Kỹ năng :
- HS rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, suy luận ; kỹ năng hoạt động nhóm.
3) Thái độ :
- HS hình thành thái độ yêu quý thiên nhiên, có hứng thú với môn học.

II) Phương tiện dạy học :
( Giáo viên : Tranh ảnh về động vật và môi trường sống của chúng

III) Tiến trình lên lớp :
1) Kiểm tra bài cũ :

2) Giảng bài mới :
2.1) Mở bài :
- Khác với thực vật, động vật có khả năng thích nghi vô cùng mạnh mẽ trước sự khắc nghiệt của môi trường. Chính vì thế mà động vật có ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Bài học này sẽ đưa các em đi vào tìm hiểu thế giới kì thú của động vật.

2.2) Các hoạt động :
2.2.1) Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự đa dạng của loài và số lượng cá thể của động vật
( Mục tiêu : HS nêu được một số ví dụ về các loài động vật và số lượng của chúng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

( Yêu cầu HS đọc phần ( SGK/5, quan sát H 1.1 ; H 1.2
( Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi mục ( SGK/6
( Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến ( GV nhận xét, tổng kết.

( Yêu cầu học sinh đọc phần ( SGK/6.

( Đọc thông tin để thấy được sự đa dạng của động vật trên trái đất.
( Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

( Đại diện nhóm trình bày ý kiến ( các nhóm khác bổ sung.

( HS đọc thông tin để hiểu thêm về sự phong phú của động vật về số lượng cá thể.


( Tiểu kết :
- Thế giới động vật vô cùng đa dạng và phong phú về số loài, kích thước cơ thể, lối sống, và môi trường sống.

2.2.2) Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự đa dạng về môi trường sống của động vật
( Mục tiêu : HS nêu được tên và đặc điểm của một số loài động vật thích nghi cao độ với môi trường sống.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

( Yêu cầu HS đọc phần ( SGK/6 kết hợp quan sát H 1.3 ; H 1.4 để hoàn thành bài tập SGK/7
( Gọi HS sửa nhanh bài tập.

( Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần ( SGK/8
( Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến ( GV nhận xét, tổng kết :
( Chim cánh cụt có bộ lông dày xốp, có lớp mỡ dày dưới da, thường tụ tập thành bầy .
( Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm quanh năm, thực vật phát triển mạnh ( có nhiều thức ăn ...
( Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ( động vật phong phú vd :
( Đọc thông tin ( hoàn thành bài tập.


( Đại diện HS sửa bài ( các HS khác bổ sung
( Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi

( Đại diện nhóm trình bày ý kiến ( các nhóm khác bổ sung.

( Tiểu kết :
- Động vật có ở khắp mọi nơi nhờ thích nghi tốt với môi trường sống.
3) Củng cố :
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK/8
4) Dặn dò :
- Làm bài tập 1 , 2 SGK/8
- Học bài, chuẩn bị bài 2 : "Phân biệt . động vật"
Bài 2 : PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT

I) Mục tiêu :
1) Kiến thức :
- HS nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật.
- HS nêu được đặc điểm chung của động vật.
- HS nắm sơ lược về cách phân chia giới động vật.

2) Kỹ năng :
- HS rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, suy luận ; kỹ năng hoạt động nhóm.

3) Thái độ :
- HS hình thành thái độ yêu quý, bảo vệ thiên nhiên.

II) Phương tiện dạy học :
( Giáo viên : H 2.1 ; H 2.2. Bảng 1 & 2 phóng to

III) Tiến trình lên lớp :
1) Kiểm tra bài cũ :
- Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không, vì sao ?
- Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú ?

2) Giảng bài mới :
2.1) Mở bài :
- Mặc dù cùng là những cơ thể sống nhưng giới động vật có những đặc điểm hoàn toàn khác so với giới thực vật. Bài học này sẽ giúp các em phân biệt động vật với thực vật.

2.2) Các hoạt động :
2.2.1) Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm chung của động vật
( Mục tiêu : HS so sánh được những đặc điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

( Yêu cầu học sinh đọc mục ( SGK/9, quan sát H 2.1

( Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 1 SGK/9 và trả lời 2 câu hỏi phần ( SGK/10
( Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến (ghi lên bảng) ( GV nhận xét, tổng kết.
( Học sinh đọc thông tin để thấy được các đặc điểm khác nhau giữa động vật và thực vật.
( Quan sát tranh ( Thảo luận luận nhóm để hoàn thành bài tập, trả lời các câu hỏi.

( Đại diện nhóm trình bày ý kiến ( các nhóm khác bổ sung.


( Tiểu kết :
( Động vật và thực vật :
- Giống nhau : cấu tạo từ tế bào, lớn lên và sinh sản.
- Khác nhau : Ở động vật :
( Thành tế bào không có xenlulô
( Có thể di chuyển
( Dị dưỡng
( Có hệ thần kinh và giác quan

2.2.2) Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm chung của động vật
( Mục tiêu : HS nêu được các đặc điểm chung của động vật.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

( Yêu cầu học sinh thực hiện mục ( SGK/10.
( Gọi học sinh trình bày kết quả ( GV chỉnh sửa hoàn chỉnh (Đáp án : Câu 1, 3, 4)
( Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về đặc điểm chung của động vật.
( Học sinh tự làm bài tập (cá nhân)

( HS trình bày đáp án ( các HS khác nhận xét, bổ sung.


( Tiểu kết :
Đặc điểm chung của động vật là :
( Có khả năng di chuyển.
( Có hệ thần kinh và giác quan.
( Chủ yếu dị dưỡng.

2.2.3) Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự phân chia giới động vật.
( Mục tiêu : HS kể tên được 8 ngành động vật trong chương trình SINH HỌC 7.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

( Cho HS đọc phần ( SGK/10

( GV giải thích, cho ví dụ một số thuật ngữ chuyên môn như : ĐV nguyên sinh, Ruột khoang, lưỡng cư .
( Đọc thông tin để nắm được tên của 8 ngành động vật trong chương trình Sinh 7.


2.2.3) Hoạt động 4 : Tìm hiểu vai trò của động vật.
( Mục tiêu : HS hiểu được vai trò của động vật

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

( Yêu cầu HS đọc phần ( SGK/11
( Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành Bảng 2 SGK/11
( Gọi các nhóm lên sửa bài tập.

( Học sinh đọc thông tin.
( Thảo luận nhóm để tìm hiểu về vai trò của động vật.
( Đại diện các nhóm lên bảng sửa bài tập ( các nhóm khác nhận xét, bổ sung.


( Tiểu kết :
( Lợi ích :
( Cung cấp nguyên liệu, thực phẩm.
( Dùng để nghiên cứu, làm thí nghiệm.
( Hỗ trợ cho con người : lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh .
( Tác hại :
( Phá hoại mùa màng
( Truyền nhiễm bệnh tật.

3) Củng cố :
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ SGK/12
- GV giải thích hình 2.2 mục "Em có biết" SGK/12

4) Dặn dò :
- Làm bài tập 1, 2, 3 SGK/12
- Học bài cũ, chuẩn bị Bài 3 : Thực hành quan sát một số động vật nguyên sinh.
- Dặn HS chuẩn bị :
( Hũ nước lấy từ ao hồ (có váng) ; rễ bèo Nhật Bản
( Ngâm rơm rạ trong hũ nước trước buổi học ít nhất 5 ngày. Ngoài lọ có ghi rõ ngày ngâm. Lưu ý : Lượng rơm chiếm thể tích bằng nửa hũ nước, để ở nơi mát mẻ, không cần đậy kín nắp.
Bài 3 : THỰC HÀNH
QUAN SÁT MỘT SỐ ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

I) Mục tiêu :
1) Kiến thức :
- HS thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là trùng roi và trùng đế giày.
- HS phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này.
2) Kỹ năng :
- HS rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, suy luận ; kỹ năng hoạt động nhóm
3) Thái độ :
- Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận.

II) Phương tiện dạy học :
( Giáo viên :
( 6 bộ : Kính hiển vi, lam, lamen, kim nhọn, ống hút, khăn, mẫu vật.
( Tranh phóng to các động vật nguyên sinh.
( Học sinh :
( Rơm khô ngâm trong nước 5 ngày
( Nước ao hồ có váng xanh

III) Tiến trình lên lớp :
1) Kiểm tra bài cũ :
- So sánh những điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật ?
- Nêu những đặc điểm chung của động vật ?
- Nêu vai trò của động vật đối với con người ?

2) Giảng bài mới :
2.1) Mở bài :
- Động vật nguyên sinh là những động vật xuất hiện sớm nhất trên hành tinh, nhưng mãi đến thế kỉ 17, Lơvenhúc (người Hà Lan) mới là người đầu tiên nhìn thấy động vật nguyên sinh qua kính hiển vi . Bắt đầu từ bài học này, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thế giới vô cùng đa dạng của các động vật nguyên sinh.

2.2) Các hoạt động :
2.2.1) Hoạt động 1 : Quan sát trùng giày
Mục tiêu : HS tự quan sát được trùng giày trong nước ngâm rơm, cỏ khô.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

( GV kiểm tra việc làm thí nghiệm của học sinh
( GV hướng dẫn sử dụng kính hiển vi cho học sinh.
( GV hướng dẫn các thao tác quan sát
( Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm (chỗ có váng)
( Nhỏ lêm lam kính ( đặt lamen lên ( hút bớt nước ra ( soi dưới kính hiển vi.
( Điều chỉnh thị trường và độ bội giác kính để nhìn cho rõ.
( Yêu cầu HS xem H 3.1 SGK/14 so sánh với mẫu trùng giày đang quan sát.
( GV kiểm tra trên kính của các nhóm.
( Yêu cầu HS làm bài tập SGK/15 ( GV đán
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thai Luan
Dung lượng: 440,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)