Bài 1. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thu Hằng | Ngày 08/05/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Mai
Chào mừng các thầy cô giáo đến dự giờ hội thảo
trường thcs an dương
Bài 1 - Tiết 4 :
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
H: Văn bản thuyết minh là gì?
H: Văn bản thuyết minh được viết ra nhằm mục đích gì?
H: Nêu đặc điểm chủ yếu của văn bản thuyết minh? Hãy kể tên các phương pháp thuyết minh đã học
Bài 1 - Tiết 4 :
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
a. Văn bản Hạ Long - đá và nước
H: Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản này là gì?
H: Văn bản này thuyết minh về đặc điểm của đối tượng nào? Đối tượng ấy có khó không? Vì sao?
H: Văn bản đã cung cấp được chi tiết khách quan nào về đối tượng ( sự kì lạ của vịnh Hạ Long ).
H: Văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào là chủ yếu.
- Nước tạo nên sự di chuyển.
Tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách.
Tùy theo hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên đã tạo nên thế giới sống động, biến hóa đến lạ lùng.
Bài 1 - Tiết 4 :
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
a. Hạ Long - đá và nước
- Phương pháp thuyết minh: liệt kê, phân tích.
Câu hỏi thảo luận:
Đồng thời với các phương pháp thuyết minh trên để cho sinh động tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Nếu như chỉ dùng phương pháp liệt kê: Hạ Long có nhiều nước, nhiều đảo, nhiều hang động lạ lùng thì đã nêu được " sự kì lạ" của Hạ Long chưa? Hãy gạch chân câu văn nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long.
Đó là biện pháp liên tưởng, tưởng tượng và kết hợp với biện pháp nhân hóa, so sánh, miêu tả.
Chưa nêu được sự kì lạ của Hạ Long.
Câu nêu khái quát sự kỳ lạ của Hạ Long: chính Nước làm cho đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn.
Bài 1 - Tiết 4 :
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
a. Hạ Long - đá và nước
- Phương pháp thuyết minh: liệt kê, phân tích.
- Biện pháp nghệ thuật: liên tưởng, tưởng tượng kết hợp với nhân hóa so sánh, miêu tả.
H Tác giả đã sử dụng các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng như thế nào để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long
Tưởng tượng những cuộc dạo chơi đúng hơn là các khả năng dạo chơi: thả cho thuyền nổi trôi hoặc buông theo dòng, hoặc chèo nhẹ, hoặc lướt nhanh hoặc tùy hứng lúc nhanh lúc dừng ( toàn bài dùng 8 chữ "có thể" ) khơi gợi những cảm giác có thể có: bỗng nhiên nhí nhảnh tinh nghịch hơn, buồn hơn hay vui hơn...hóa thân không ngừng.
Dùng phép nhân hóa để tả các đảo đá: gọi chúng là thập loại chúng sinh, phải là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả trở về.
H: Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì trong việc giới thiệu vẻ đẹp của vịnh Hạ Long
Làm nổi bật sự kì lạ của Hạ Long và gây hấp dẫn, thú vị cho người đọc
H: Qua văn bản trên em rút ra kết luận gì về việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh và tác dụng của nó?
Bài 1 - Tiết 4 :
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
a. Văn bản Hạ Long - đá và nước
- Phương pháp thuyết minh: liệt kê, phân tích.
- Biện pháp nghệ thuật: liên tưởng, tưởng tượng kết hợp với nhân hóa so sánh, miêu tả.
b. Ghi nhớ:
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ấn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca...
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
Bài 1 - Tiết 4 :
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1. Ôn tập văn bản thuyết minh
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
a. Văn bản Hạ Long - đá và nước
- Phương pháp thuyết minh: liệt kê, phân tích.
- Biện pháp nghệ thuật: liên tưởng, tưởng tượng kết hợp với nhân hóa so sánh, miêu tả.
b. Ghi nhớ:
- Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ấn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca...
- Các biện pháp nghệ thuật cần được sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào được sử dụng?
Bài thuyết minh này có những nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
Đáp án:
a. Văn bản trên có tính chất thuyết minh vì giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống:
- Những tính chất chung về họ giống loài, về các tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể.
b. Nét đặc biệt: yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp rất chặt chẽ.
- Các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, hình thức kể chuyện có nội dung cốt truyện và tình tiết.
c. Tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là chuyện vui, vừa học thêm tri thức, có tính giáo dục.
Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh:
Bà tôi thường kể cho tôi nghe rằng chim cú kêu là có ma tới. Tôi hỏi vì sao thì bà giải thích: thế cháu không nghe tiếng cú kêu thường vọng từ bãi tha ma đến hay sao?". Sau này học môn sinh học tôi mới biết là không phải như vậy. Chim cú là loài chim ăn thịt, thường ăn thịt lũ chuột đồng, kẻ phá hoại mùa màng. Chim cú là giống vật có lợi, là bạn của nhà nông. Sở dĩ chim cú thường lui tới bãi tha ma là vì ở đó có lũ chuột đồng đào hang. Bây giờ mỗi lần nghe tiếng chim cú, tôi chẵng những không sợ mà còn vui vì biết rằng người bạn của nhà nông đang hoạt động.
Thuyết minh nhằm nói về tập tính của chim cú dưới dạng một ngộ nhận thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ
- Biện pháp nghệ thuật: lấy ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
Bài tập trắc nghiệm:
Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một
số biện pháp nghệ thuật là gì?
Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
Kết hợp với các phương pháp thuyết minh
Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh.
Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
Bài tập 3: Văn bản sau có tính chất thuyết minh không? Tính chất thuyết minh ấy thể hiện ở điểm nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
" Con gà cục tác lá chanh.
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng giềng"

Văn bản trên có tính chất thuyết minh vì nó cung cấp tri thức về những gia vị khi chế biến món ăn đối với các loại thực phẩm: lá chanh với thịt gà, hành với thịt lợn, giềng với thịt chó.
Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa
Tác dụng: nội dung thuyết minh trở nên rất sinh động và hấp dẫn. Hình thức thơ lục bát dễ thuộc dễ nhớ.
Bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn thuyết minh về loài kiến có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa ( có thể đóng vai nhân vật là con kiến)
Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Hoàn thành bài tập viết đoạn.
- Chuẩn bị bài mới.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thu Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)