Bài 1. Phong cách Hồ Chí Minh
Chia sẻ bởi Hồ Hữu Trạch |
Ngày 08/05/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Phong cách Hồ Chí Minh thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Thứ... ngày... tháng... năm....
Tiết 1+2: Phong cách Hồ Chí Minh
(Lê Anh Trà)
A.Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá, giữa bình dị và vĩ đại trong nếp sống là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
- Rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố kể, bình luận, liệt kê, so sánh.
B. Tiến trình dạy học.
- Bài cũ.
- Bài mới: Tiết 1
I. Tìm hiểu chung
1.Đọc và chú thích.
- GV hướng dẫn cách đọc-đọc mẫu-HS đọc.
- Chú thích: theo SGK.
2.Bố cục
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần?
? Cho biết nội dung chính của mỗi phần?
Trả lời:
Văn bản gồm 2 phần:
- Từ đầu -> hiện đại: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
- Còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
3. Phương thức biểu đạt.
? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản này?
Trả lời: thuyết minh kết hợp với nghị luận.
II, Tìm hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
? Tìm những chi tiết thể hiện không gian tiếp xúc văn hoá của Bác?
- Tiếp xúc văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, phương Đông, phương Tây.
- Ghé lại nhiều hải cảng, châu Phi, châu á, châu Mỹ, Pháp, Anh...
? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở đây?
- Liệt kê.
? Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng như thế nào?
- Thể hiện sự phong phú, giàu có về văn hoá và phong cách văn hoá của Bác.
? Sự uyên bác, am hiểu sâu rộng văn hoá các dân tộc của Người được thể hiện qua chi tiết, hình ảnh nào?
- Làm thơ bằng chữ Hán
- Viết văn bằng tiếng Pháp
- Viết, nói nhiều thứ tiếng nước ngoài.
? Cách tiếp xúc văn hoá của Bác có gì đặc biệt?
- Trên đường hoạt động cách mạng: trong cuộc đời đầy truân chuyên, trên những con tàu vượt trùng dương.
- Trong lao động: Người làm nhiều nghề.
- Đến đâu Người cũng học hỏi.
- Tiếp thu cái đẹp, cái hay.
- Phê phán cái tiêu cực.
? Từ đó em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp trong phong cách của Bác?
- Ham học hỏi, học mọi nơi,mọi lúc, học tinh hoa của nhân loại.
? Tác giả đã có những lời bình luận nào về vốn văn hoá của Bác?
- Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam... nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
? Em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả qua những lời văn đó?
- Ca ngợi, tự hào về vẻ đẹp đó của Bác -> Lòng kính yêu, khâm phục Bác.
- Bác là tấm gương kiểu mẫu cho tinh thần tiếp nhận văn hoá.
? ở đoạn vă này có gì độc đáo về mặt nghệ thuật?
- So sánh, liệt kê, bình luận.
- Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế.
? Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật ấy như thế nào?
- Mang tính khách quan cho nội dung trình bày.
- Khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào, tin tưởng.
( Hết tiết 1)
Tiết 2:
- ổn định tổ chức.
- Bài cũ.
? Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác được thể hiện như thế nào?
- Bài mới:
II, Tìm hiểu văn bản (tiếp)
1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
? Phong cách sinh hoạt của Bác được biểu hiện ở những khía cạnh nào?
- Căn nhà: nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vẻn vẹn có vài phòng.
- Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Bữa ăn: Đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa (móm ăn dân tộc).
- Tư trang: ít ỏi, một chiếc va li con, vài bộ quần áo.
? Cách thuyết minh của tác giả ở đoạn văn có gì đáng chú ý ?
-Ngôn ngữ giản dị , cách nói dân dã: chiếc ,vài , vẻn vẹn
- Liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống của Bác
? Từ đó em cảm nhận được lối sống của Bác như thế nào?
- Giản dị ,thanh đạm ,trong sáng ,thanh cao .
? ở phần cuối văn bản tác giả dùng phương pháp thuyết minh nào ?
- So sánh cách sống của Bác với lãnh tụ các nước
- So sánh với các vị hiền triết xưa .
? Hiệu quả của phương pháp thuyết minh đó ?
- Để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về lối sống đẹp
-Làm rõ cách sống giản dị trong sáng thanh cao của Bác.
?Trước lối sống của Bác ,tác giả đã bình luận bằng những lời văn nào ?
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ,cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống, có khã năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác .
? Em hiểu thế nào là cách sống " không phải là một cách tự thần thánh hoá ,tự làm cho khác đời, hơn đời`` ?
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm.
- Không tự đề cao mình, không đặt mình lên trên mọi sự thông thường ở đời.
? Vì sao tác giả khẳng định cách sống của Bác là "một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống, có khã năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác``.
- Quan niệm sống đẹp:
+ Cách sống gần gũi, giản dị, tâm hồn thanh cao.
+ Vẻ đẹp được mọi người có thể học tập.
-> Hội tụ vẻ đẹp của dân tộc và tinh hoa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị; lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam.
Ghi nhớ
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
III. Luyện tập.
- Đọc một bài thơ để thuyết minh thêm cho phong cách của Bác? (Tức cảnh Pác Bó).
- Cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh`` của tác giả Lê Anh Trà ?./.
Tiết 1+2: Phong cách Hồ Chí Minh
(Lê Anh Trà)
A.Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Thấy được sự kết hợp hài hoà giữa phẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá, giữa bình dị và vĩ đại trong nếp sống là những vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
- Rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh có sử dụng các yếu tố kể, bình luận, liệt kê, so sánh.
B. Tiến trình dạy học.
- Bài cũ.
- Bài mới: Tiết 1
I. Tìm hiểu chung
1.Đọc và chú thích.
- GV hướng dẫn cách đọc-đọc mẫu-HS đọc.
- Chú thích: theo SGK.
2.Bố cục
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần?
? Cho biết nội dung chính của mỗi phần?
Trả lời:
Văn bản gồm 2 phần:
- Từ đầu -> hiện đại: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
- Còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
3. Phương thức biểu đạt.
? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản này?
Trả lời: thuyết minh kết hợp với nghị luận.
II, Tìm hiểu văn bản
1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
? Tìm những chi tiết thể hiện không gian tiếp xúc văn hoá của Bác?
- Tiếp xúc văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, phương Đông, phương Tây.
- Ghé lại nhiều hải cảng, châu Phi, châu á, châu Mỹ, Pháp, Anh...
? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở đây?
- Liệt kê.
? Biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng như thế nào?
- Thể hiện sự phong phú, giàu có về văn hoá và phong cách văn hoá của Bác.
? Sự uyên bác, am hiểu sâu rộng văn hoá các dân tộc của Người được thể hiện qua chi tiết, hình ảnh nào?
- Làm thơ bằng chữ Hán
- Viết văn bằng tiếng Pháp
- Viết, nói nhiều thứ tiếng nước ngoài.
? Cách tiếp xúc văn hoá của Bác có gì đặc biệt?
- Trên đường hoạt động cách mạng: trong cuộc đời đầy truân chuyên, trên những con tàu vượt trùng dương.
- Trong lao động: Người làm nhiều nghề.
- Đến đâu Người cũng học hỏi.
- Tiếp thu cái đẹp, cái hay.
- Phê phán cái tiêu cực.
? Từ đó em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp trong phong cách của Bác?
- Ham học hỏi, học mọi nơi,mọi lúc, học tinh hoa của nhân loại.
? Tác giả đã có những lời bình luận nào về vốn văn hoá của Bác?
- Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam... nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
? Em cảm nhận được tình cảm gì của tác giả qua những lời văn đó?
- Ca ngợi, tự hào về vẻ đẹp đó của Bác -> Lòng kính yêu, khâm phục Bác.
- Bác là tấm gương kiểu mẫu cho tinh thần tiếp nhận văn hoá.
? ở đoạn vă này có gì độc đáo về mặt nghệ thuật?
- So sánh, liệt kê, bình luận.
- Cách lập luận chặt chẽ, cách nêu luận cứ xác đáng, lối diễn đạt tinh tế.
? Hiệu quả của biện pháp nghệ thuật ấy như thế nào?
- Mang tính khách quan cho nội dung trình bày.
- Khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào, tin tưởng.
( Hết tiết 1)
Tiết 2:
- ổn định tổ chức.
- Bài cũ.
? Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác được thể hiện như thế nào?
- Bài mới:
II, Tìm hiểu văn bản (tiếp)
1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
? Phong cách sinh hoạt của Bác được biểu hiện ở những khía cạnh nào?
- Căn nhà: nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vẻn vẹn có vài phòng.
- Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Bữa ăn: Đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa (móm ăn dân tộc).
- Tư trang: ít ỏi, một chiếc va li con, vài bộ quần áo.
? Cách thuyết minh của tác giả ở đoạn văn có gì đáng chú ý ?
-Ngôn ngữ giản dị , cách nói dân dã: chiếc ,vài , vẻn vẹn
- Liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống của Bác
? Từ đó em cảm nhận được lối sống của Bác như thế nào?
- Giản dị ,thanh đạm ,trong sáng ,thanh cao .
? ở phần cuối văn bản tác giả dùng phương pháp thuyết minh nào ?
- So sánh cách sống của Bác với lãnh tụ các nước
- So sánh với các vị hiền triết xưa .
? Hiệu quả của phương pháp thuyết minh đó ?
- Để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc về lối sống đẹp
-Làm rõ cách sống giản dị trong sáng thanh cao của Bác.
?Trước lối sống của Bác ,tác giả đã bình luận bằng những lời văn nào ?
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ,cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống, có khã năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác .
? Em hiểu thế nào là cách sống " không phải là một cách tự thần thánh hoá ,tự làm cho khác đời, hơn đời`` ?
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm.
- Không tự đề cao mình, không đặt mình lên trên mọi sự thông thường ở đời.
? Vì sao tác giả khẳng định cách sống của Bác là "một quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống, có khã năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác``.
- Quan niệm sống đẹp:
+ Cách sống gần gũi, giản dị, tâm hồn thanh cao.
+ Vẻ đẹp được mọi người có thể học tập.
-> Hội tụ vẻ đẹp của dân tộc và tinh hoa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị; lối sống rất bình dị, rất phương Đông, rất Việt Nam.
Ghi nhớ
Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
III. Luyện tập.
- Đọc một bài thơ để thuyết minh thêm cho phong cách của Bác? (Tức cảnh Pác Bó).
- Cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh`` của tác giả Lê Anh Trà ?./.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Hữu Trạch
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)