Bài 1. Phong cách Hồ Chí Minh
Chia sẻ bởi Vĩnh Hoàng |
Ngày 08/05/2019 |
38
Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Phong cách Hồ Chí Minh thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
VĂN HỌC
TUẦN :1
TIẾT : 1, 2
Nha Trang
Lê Anh Trà
I/ ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN:
1. XUẤT XỨ:
Trích văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam” của Lê Anh Trà.
Viện văn hoá xuất bản Hà Nội, 1990.
2. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT CHÍNH:
Phương thức thuyết minh.
3. ĐỐI TƯỢNG THUYẾT MINH:
Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bác Hồ) - vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng và dân tộc Việt Nam.
I/ ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN:
5. BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN:
2 phần:
a) Từ đầu đến “rất hiện đại”: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
b) Phần còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
Giúp người đọc hiểu và quí trọng vẻ đẹp trong phong cách của Bác Hồ.
4. MỤC ĐÍCH THUYẾT MINH:
II/ ĐỌC – PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
1. Từ đầu đến “rất hiện đại”: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác:
+ Bác Hồ đã tiếp xúc với văn hoá thế giới bằng cách nào ?
+ Ý khái quát của đoạn văn này được đặt ở câu nào ?
Câu 1: “Trong cuộc đời . . . . . Phương Tây”
a) Hoàn cảnh hình thành vốn tri thức của Bác:
Ghé lại nhiều hải cảng
Thăm nhiều nước
Từng sống dài ngày ở Pháp, Anh
Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài
Làm nhiều nghề
@ Tiếp xúc rộng.
b) Thái độ tiếp thu vốn tri thức văn hoá của nhân loại:
“Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức uyên thâm”
@ Học hỏi nghiêm túc.
c) Ý thức của Bác khi học hỏi, tiếp thu văn hoá thế giới:
+ “Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay”
+ “Phê phán những cái dở, cái tiêu cực của CNTB”
@ Tiếp thu có định hướng.
Cách tiếp xúc văn hoá như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh ?
II/ ĐỌC – PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
1. Từ đầu đến “rất hiện đại”: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác:
+ Có nhu cầu cao về văn hoá
+ Có năng lực văn hoá
+ Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hoá
+ Có quan điểm rõ ràng về văn hoá
+ Trong đoạn văn tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hoá đó của Bác ?
+ “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào . . . . . như Chủ tịch Hồ Chí Minh”
+ “Điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng đó . . . . . . . . . . . . . rất hiện đại.”
+ Từ đó, em hiểu thêm những gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác ?
@ Văn hoá của Bác vừa mang tính nhân loại vừa mang đậm bản sắc dân tộc. Đó là sự đan xen, kết hợp hài hoà, bổ sung sáng tạo hai nguồn văn hoá. Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá.
2. Phần còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác:
+ Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào ?
+ Căn nhà Bác ở
+ Bữa ăn của Bác
+ Trang phục của Bác
+ Tư trang
+ Ở mỗi khía cạnh đó, tác giả đã đưa ra những biểu hiện cụ thể nào ?
+ Ngôi nhà Bác ở:
“Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao, vẻn vẹn có vài ba phòng tiếp khách, làm việc và ngủ”
Vị trí: Nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Đây là ngôi nhà Bác ở và làm việc từ năm 1958 đến khi qua đời.
Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là 2 phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.Nhân dân ta từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng Lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh quảng trường.
+ Trang phục của Bác:
“Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp”
+ Bữa ăn của Bác:
“đạm bạc với những món ăn dân tộc, không cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém,cà muối, cháo hoa.”
+ Tư trang của Bác:
“ít ỏi,một chiếc va li con với vài bộ quần áo”
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong thuyết minh ?
Nghệ thuật liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác.
+ Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả khi thuyết minh trên các phương diện về đời sống sinh hoạt của Bác ?
Với những từ chỉ số lượng ít ỏi (chiếc,vài, vẻn vẹn, đôi), giản dị, cách nói dân dã.
+ Từ đó, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp nào trong phong cách sinh hoạt của Bác ?
@ Điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Bác Hồ là sự giản dị, trong sáng.
+ Trong phần cuối của văn bản, tác giả đã dùng phương pháp nào để thuyết minh ?
Tác giả dùng phương pháp so sánh để thuyết minh.
+ Tác giả đã so sánh cách sống của Bác với những ai ? Câu văn nào giúp em thấy rõ điều đó ?
So sánh cách sống của Bác với:
+ lãnh tụ, tổng thống, vị vua: “không có một vị . . . . . . như vậy”
+ các vị hiền triết xưa: “Bất giác ta nghĩ đến . . . . . . . . . hạ tắm ao.”
+ Phương pháp thuyết minh đó mang lại hiệu quả gì cho đoạn văn này ?
+ Nêu bật sự kết hợp giữa cái vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh.
+ Làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác.
+ Thể hiện niềm cảm phục và tự hào của người viết.
+ Tại sao tác giả có thể khẳng định lối sống của Bác có khả năng tác động đến đời sống, tâm hồn con người ?
+ Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch.Tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính, vụ lợi => thanh thản, nhẹ nhàng, hạnh phúc.
+Sống thanh bạch, giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật.
+ Từ đó, em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác ?
Là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi với mọi người. Tất cả chúng ta đều có thể học tập gương sáng về lối sống giản dị của Bác. Chúng ta không chỉ hiểu ý nghĩa đạo lý mà còn phải thực hiện lời dạy của Người.
+ Qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”, Lê Anh Trà đã cung cấp thêm cho chúng ta những hiểu biết nào về Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam ?
Bác Hồ có vốn văn hoá sâu sắc, kết hợp dân tộc với hiện đại, cách sống bình dị, trong sáng. Phong cách ấy vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ vừa mang vẻ đẹp của đạo đức.
@ GHI NHỚ: TRANG 8 SGK
CỦNG CỐ:
+ Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được biểu hiện ở những phương diện nào trong đời sống ? Nêu một số dẫn chứng cụ thể ?
DẶN DÒ :
Học thuộc bài giảng, ghi nhớ SGK, 2 câu thơ trong bài tr.7
2. Bài tập: a) So sánh với bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (NV 7/2), bài “Phong cách Hồ Chí Minh” có nội dung gì mới ?
b) So sánh nghệ thuật nghị luận ở bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (NV 7/2), bài “Phong cách Hồ Chí Minh” có gì giống và khác ?
3. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 dòng nêu cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
4. Mỗi tổ + sưu tầm 2 câu chuyện về lối sống giản dị và cao đẹp của Bác.
+ tìm 4 bài thơ, 4 bài hát ca ngợi về Bác Hồ
+ 10 hình ảnh về tình cảm của Bác với các cháu thiếu nhi, với đồng bào miền Nam, với bộ đội, nhân dân . . . . . . .
TUẦN :1
TIẾT : 1, 2
Nha Trang
Lê Anh Trà
I/ ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN:
1. XUẤT XỨ:
Trích văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam” của Lê Anh Trà.
Viện văn hoá xuất bản Hà Nội, 1990.
2. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT CHÍNH:
Phương thức thuyết minh.
3. ĐỐI TƯỢNG THUYẾT MINH:
Chủ tịch Hồ Chí Minh (Bác Hồ) - vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng và dân tộc Việt Nam.
I/ ĐỌC – TÌM HIỂU CHUNG VĂN BẢN:
5. BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN:
2 phần:
a) Từ đầu đến “rất hiện đại”: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
b) Phần còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
Giúp người đọc hiểu và quí trọng vẻ đẹp trong phong cách của Bác Hồ.
4. MỤC ĐÍCH THUYẾT MINH:
II/ ĐỌC – PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
1. Từ đầu đến “rất hiện đại”: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác:
+ Bác Hồ đã tiếp xúc với văn hoá thế giới bằng cách nào ?
+ Ý khái quát của đoạn văn này được đặt ở câu nào ?
Câu 1: “Trong cuộc đời . . . . . Phương Tây”
a) Hoàn cảnh hình thành vốn tri thức của Bác:
Ghé lại nhiều hải cảng
Thăm nhiều nước
Từng sống dài ngày ở Pháp, Anh
Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài
Làm nhiều nghề
@ Tiếp xúc rộng.
b) Thái độ tiếp thu vốn tri thức văn hoá của nhân loại:
“Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật đến mức uyên thâm”
@ Học hỏi nghiêm túc.
c) Ý thức của Bác khi học hỏi, tiếp thu văn hoá thế giới:
+ “Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay”
+ “Phê phán những cái dở, cái tiêu cực của CNTB”
@ Tiếp thu có định hướng.
Cách tiếp xúc văn hoá như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh ?
II/ ĐỌC – PHÂN TÍCH VĂN BẢN:
1. Từ đầu đến “rất hiện đại”: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác:
+ Có nhu cầu cao về văn hoá
+ Có năng lực văn hoá
+ Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hoá
+ Có quan điểm rõ ràng về văn hoá
+ Trong đoạn văn tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hoá đó của Bác ?
+ “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào . . . . . như Chủ tịch Hồ Chí Minh”
+ “Điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng đó . . . . . . . . . . . . . rất hiện đại.”
+ Từ đó, em hiểu thêm những gì về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác ?
@ Văn hoá của Bác vừa mang tính nhân loại vừa mang đậm bản sắc dân tộc. Đó là sự đan xen, kết hợp hài hoà, bổ sung sáng tạo hai nguồn văn hoá. Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá.
2. Phần còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác:
+ Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào ?
+ Căn nhà Bác ở
+ Bữa ăn của Bác
+ Trang phục của Bác
+ Tư trang
+ Ở mỗi khía cạnh đó, tác giả đã đưa ra những biểu hiện cụ thể nào ?
+ Ngôi nhà Bác ở:
“Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao, vẻn vẹn có vài ba phòng tiếp khách, làm việc và ngủ”
Vị trí: Nằm trong khuôn viên Phủ Chủ tịch, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ðặc điểm: Đây là ngôi nhà Bác ở và làm việc từ năm 1958 đến khi qua đời.
Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là 2 phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.Nhân dân ta từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng Lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh quảng trường.
+ Trang phục của Bác:
“Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp”
+ Bữa ăn của Bác:
“đạm bạc với những món ăn dân tộc, không cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém,cà muối, cháo hoa.”
+ Tư trang của Bác:
“ít ỏi,một chiếc va li con với vài bộ quần áo”
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong thuyết minh ?
Nghệ thuật liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác.
+ Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả khi thuyết minh trên các phương diện về đời sống sinh hoạt của Bác ?
Với những từ chỉ số lượng ít ỏi (chiếc,vài, vẻn vẹn, đôi), giản dị, cách nói dân dã.
+ Từ đó, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp nào trong phong cách sinh hoạt của Bác ?
@ Điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Bác Hồ là sự giản dị, trong sáng.
+ Trong phần cuối của văn bản, tác giả đã dùng phương pháp nào để thuyết minh ?
Tác giả dùng phương pháp so sánh để thuyết minh.
+ Tác giả đã so sánh cách sống của Bác với những ai ? Câu văn nào giúp em thấy rõ điều đó ?
So sánh cách sống của Bác với:
+ lãnh tụ, tổng thống, vị vua: “không có một vị . . . . . . như vậy”
+ các vị hiền triết xưa: “Bất giác ta nghĩ đến . . . . . . . . . hạ tắm ao.”
+ Phương pháp thuyết minh đó mang lại hiệu quả gì cho đoạn văn này ?
+ Nêu bật sự kết hợp giữa cái vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh.
+ Làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác.
+ Thể hiện niềm cảm phục và tự hào của người viết.
+ Tại sao tác giả có thể khẳng định lối sống của Bác có khả năng tác động đến đời sống, tâm hồn con người ?
+ Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch.Tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính, vụ lợi => thanh thản, nhẹ nhàng, hạnh phúc.
+Sống thanh bạch, giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật.
+ Từ đó, em nhận thức được gì về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác ?
Là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi với mọi người. Tất cả chúng ta đều có thể học tập gương sáng về lối sống giản dị của Bác. Chúng ta không chỉ hiểu ý nghĩa đạo lý mà còn phải thực hiện lời dạy của Người.
+ Qua bài “Phong cách Hồ Chí Minh”, Lê Anh Trà đã cung cấp thêm cho chúng ta những hiểu biết nào về Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam ?
Bác Hồ có vốn văn hoá sâu sắc, kết hợp dân tộc với hiện đại, cách sống bình dị, trong sáng. Phong cách ấy vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ vừa mang vẻ đẹp của đạo đức.
@ GHI NHỚ: TRANG 8 SGK
CỦNG CỐ:
+ Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được biểu hiện ở những phương diện nào trong đời sống ? Nêu một số dẫn chứng cụ thể ?
DẶN DÒ :
Học thuộc bài giảng, ghi nhớ SGK, 2 câu thơ trong bài tr.7
2. Bài tập: a) So sánh với bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (NV 7/2), bài “Phong cách Hồ Chí Minh” có nội dung gì mới ?
b) So sánh nghệ thuật nghị luận ở bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (NV 7/2), bài “Phong cách Hồ Chí Minh” có gì giống và khác ?
3. Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 3 đến 5 dòng nêu cảm nhận của em về nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.
4. Mỗi tổ + sưu tầm 2 câu chuyện về lối sống giản dị và cao đẹp của Bác.
+ tìm 4 bài thơ, 4 bài hát ca ngợi về Bác Hồ
+ 10 hình ảnh về tình cảm của Bác với các cháu thiếu nhi, với đồng bào miền Nam, với bộ đội, nhân dân . . . . . . .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vĩnh Hoàng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)