Bài 1.định luật ôm

Chia sẻ bởi Tuyet Nga | Ngày 17/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: bài 1.định luật ôm thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:



1/ Đặt vấn đề:
Luật Giáo dục điều 24 xác định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học”. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao chất lượng đào tạo.
Cũng nhằm quán triệt Nghị quyết của Đảng- Luật giáo dục-Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua, tôi không ngừng từng bước đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử. Năm học này, tôi tiếp tục đúc kết “Một số phương pháp sử dụng hệ thống các câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát huy tư duy cho học sinh khối 7”, đặc trưng của việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử này chính là:“phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong dạy - học Lịch sử”. Đây là yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng dạy học, là nhiệm vụ quan trọng trong việc học tập Lịch sử, nhằm tập trung hình thành cho học sinh nắm rõ các sự kiện lịch sử, biết tự so sánh những hiện tượng, sự việc xảy ra qua từng thời kì lịch sử. Đặc biệt là các em học sinh lớp khối 7 vừa non yếu về khả tiếp thu kiến thức khoa học, vừa làm quen với việc học tập một cách khoa học ở cấp trung . Nhằm giúp các em phát huy tính sáng tạo, sự chủ động và tích cực, cũng như giúp các em có kiến thức, tạo nền tảng vững chắc để học sinh học tốt môn Lịch sử ở những lớp tiếp theo. Đó là lí do tôi chọn đề
tài này.
2 / Mục đích đề tài
Xuất phát từ thực tế nêu trên và quán triệt hơn nữa Luật Giáo dục sửa đổi 2005: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”, tôi không ngừng trao dồi kiến thức nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đề tài này nhằm phục vụ cho mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học – phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học là lấy học sinh làm trung tâm, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và phát triển.
Vì vậy trong quá trình giảng dạy, qua tài liệu tham khảo, qua dự giờ đồng nghiệp, toâi ñaõ học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Khi tôi áp dụng một số phương pháp mới, tôi nhận thấy kết quả thu được rất khả quan. Chính vì thế trong năm học (2011 - 2012), tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số phương pháp sử dụng hệ thống các câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát huy tư duy cho học sinh khối 7”
3/ Lịch sử đề tài:
Để “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh” trong dạy học Lịch , thật ra có rất nhiều phương pháp, ví dụ như : phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề… nhưng để các phương pháp này thực hiện được tốt hơn, vấn đề đầu tiên là người giáo viên phải biết “ Một số phương pháp sử dụng hệ thống các câu hỏi trong dạy học Lịch sử” sao cho phù hợp với từng yêu cầu, nội dung của từng bài học nhằm phát triển tư duy cho học sinh. Xuất phát từ suy nghĩ trên, nên từ năm học 2004 -2005 khi tôi mới ra trường đến nay tôi không ngừng chú ý thực hiện “Phương pháp sử dụng hệ thống các câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát huy tư duy cho học sinh”. Mặt khác qua nhiều đợt dự lớp bồi dưỡng, thay sách do ngành tổ chức, được xem băng hình, được nghe rút kinh nghiệm qua nhiều tiết dạy của giáo viên ở huyện, tỉnh, qua nhiều tài liệu tham khảo, trong năm học này tôi càng chú trọng hơn trong việc“Một số phương pháp sử dụng hệ thống các câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát huy tư duy cho học sinh khối 7”
4/Phạm vi đề tài
Đề tài, “Một số phương pháp sử dụng hệ thống các câu hỏi trong dạy học Lịch sử để phát huy tư duy cho học sinh khối 7” áp dụng tốt cho việc dạy học môn Lịch sử đối với học sinh lớp 7.

I/Thực trạng đề tài
Một thực tế sau nhiều năm giảng dạy, học sinh thường có tâm lý sợ học môn Lịch sử. Nhất là học sinh khối 7 vừa mới làm quen một môi trường mới, một cách học mới. Trong khi đó chương trình lịch sử lớp 7 gồm 2 phần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tuyet Nga
Dung lượng: 54,10KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)