Bài 1. Dãy Hoàng Liên Sơn

Chia sẻ bởi Trần Thanh Nguyệt | Ngày 06/05/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Dãy Hoàng Liên Sơn thuộc Địa lí 4

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ
Chào mừng các thầy cô về dự chuyên đề
Giáo viên: Nguyễn Văn Huế
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN ĐỊA LÍ LỚP 4.
TỪ BẢN ĐỒ (LƯỢC ĐỒ) VÀ BẢNG SỐ LIỆU
Trong dạy học môn học Địa lí, nhằm giúp học sinh hiểu biết về môi trường xung quanh, từ đó tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng hòa nhập, thích ứng với cuộc sống xã hội, với môi trường thiên nhiên. Để đạt được mục tiêu trên, môn Địa lý phải giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên, cụ thể phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Cung cấp cho học sinh những biểu tượng Địa lí, bước đầu hình thành một số khái niệm cụ thể, xây dựng một số mối quan hệ địa lí đơn giản.
+ Hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học tập, bước đầu rèn luyện những kỹ năng địa lí như: kỹ năng sử dụng bản đồ, kỹ năng nhận xét, kỹ năng so sánh phân tích số liệu,kỹ năng phân tích các mối quan hệ địa lý đơn giản.
+ Hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen ham tìm hiểu, yêu thiên nhiên, đất nước, con người.Có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên.

I/ Lí do chọn đề tài:
+ Bước đầu hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh, hạn chế những hiểu biết sai lệch, trước những hiện tượng địa lý tự nhiên.
Vì vậy, việc dạy học địa lý không những chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức địa lý tự nhiên thuần túy mà phải hình thành và phát triển cho các em các kỹ năng và năng lực tự học.
Để đạt được mục tiêu của dạy- học Địa lí Tiểu học như trên, cần có những phương pháp dạy học thích hợp nhằm làm cho học sinh Tiểu học không những nắm vững kiến thức địa lí mà còn phải rèn luyện cho các em các kỹ năng hành động phù hợp với môi trường tự nhiên-xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế thời đại.
Nhưng phương pháp dạy – học Địa lí ở trường Tiểu học hiện nay đã đáp ứng yêu cầu đó chưa?
I/ Lí do chọn đề tài:
Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, các cấp quản lí giáo dục liên tục phát động phong trào cải tiến phương pháp
I/ Lí do chọn đề tài:
Khi dạy môn Địa lí, kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ và phân tích bảng số liệu thì học sinh lớp 4 luôn gặp khó khăn. từ đó ở mỗi tiết dạy luôn ảnh hưởng đến thời gian học của sinh học và không hiệu quả.
Trên tinh thần đổi mới phương pháp thì bản đồ, lược đồ , bảng số liệu nói riêng, các thiết bị đồ dùng dạy học nói chung, không chỉ là dụng cụ trực quan mô tả một cách hình ảnh các kiến thức GV cần truyền đạt, mà qua đó phải giúp cho HS có một thói quen tư duy, khai thác kiến thức ẩn chứa bên trong của nó nữa.
Để khắc phục tình trạng trên, bản thân tôi nghiên cứu tài liệu và bằng kinh nghiệm thực tế giảng dạy, đã rút ra được cách giúp cho học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu qua các bài học ở môn địa lí lớp 4.
dạy học. Nhất là phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Giáo viên đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở Tiểu học.
1.Thuận lợi
+ 9-10 tuổi, học sinh lớp 4 đã có vốn sống phong phú, các em ham tìm tòi, học hỏi,. dễ bị lôi cuốn những điều mới mẻ, nhất là với môi trường xung quanh.
+ Ý thức học tập đã được hình thành.
+ Được thừa kế nội dung chương trình từ lớp 1 đến lớp 3: Kiến thức địa lí được tích hợp ở mức cao trong các chủ đề khác nhau của môn Tự nhiên và xã hội.
+ Lên lớp 4 được học bản đồ và cách sử dụng bản đồ giúp học sinh làm quen với một nguồn kiến thức, một phương tiện học tập rất đặc trưng của địa lí.Thiên nhiên và con người ở các vùng khác nhau được phân chia theo địa hình phù hợp với tâm lí nhận thức của các em, giúp các em hiểu, biết, ghi nhớ những nét đặc trưng của từng vùng và thấy được sự đa dạng của thiên nhiên, con người Việt Nam.
Những điều kiện thuận lợi đó góp phần giúp các em nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng.
II/ Thực trạng vấn đề:
2.Khó khăn
+ Các em gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm địa lí vì nó khá trừu tượng.
+ Kĩ năng chỉ bản đồ, lược đồ của các em hầu như chưa có nên rất khó khăn cho việc học môn địa lí lớp 4.
+ Đa số các em và cả phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của các môn học ở lớp 4 nói chung và nhất là môn Địa lí.Vì vậy nên chưa đầu tư đúng mức vào việc học môn Địa lí.
-Từ tình hình thực tế nêu ở trên nên trong giảng dạy môn địa lí ở thời gian qua, tuy đã có nhiều chuyên đề được triển khai để hướng dẫn việc sử dụng đồ dùng dạy học nói chung, nhưng khi bước vào thực tế dạy học thì không ít GV còn xem nhẹ việc khai thác kiến thức ẩn chứa bên trong từng đồ dùng dạy học mà chỉ nhằm mục đích đơn thuần là mô tả kiến thức. Từ đó HS cũng không có thói quen nhìn thật sâu sắc các thiết bị - đồ dùng dạy học, không mảy may có chút gì là tư duy khi tiếp xúc hoặc khi sử dụng.
-Một mặt cũng do điều kiện khan hiếm thông tin, ít tiếp cận, cập nhật thông tin, … nên dường như vốn am hiểu về các tư liệu thực tế cũng rất hạn hẹp, từ đó GV không dám đi sâu khai thác kiến thức trong mỗi thiết bị - đồ dùng dạy học nói chung và bản đồ, lược đồ nói riêng.
a) giáo viên
+ Nhận thức được vấn đề:Trong giảng dạy luôn lấy học sinh làm trung tâm, đầu tư giờ dạy địa lý sao cho tất cả học sinh cùng làm việc để lĩnh hội kiến thức, làm cho khoảng cách về nhận thức giữa các đối tượng ngày càng thu hẹp.
+ Giáo viên phải vững về chuyên môn, phải tự học , tự bổ sung về kiến thức Địa lí và những kiến thức chuyên môn.
+ Phải là người có trình độ sư phạm lành nghề, biết khai thác những mặt tích cực của các phương pháp, hình thức đó. Mặt khác giáo viên cũng phải biết sử dụng các thiết bị dạy học Địa lí trong việc hướng dẫn học sinh học tập, biết phát hiện cái sai của học sinh và đưa ra những biện pháp sửa chữa, uốn nắn kịp thời.

III/.Giải quyết vấn đề:
b) học sinh
+ Xây dựng nếp làm việc khoa học, tích cực, nhanh nhẹn, biết tự học và biết cách học Địa lí; biết sử dụng sách giáo khoa (Kênh hình và kênh chữ) một cách hợp lí và hiệu quả.
+ Tất cả học sinh làm việc dưới sự kiểm tra, nhắc nhở của nhóm trưởng và giáo viên.
+ Chuẩn bị :Sách và các phương tiện học tập cần thiết khác như : tranh, ảnh, bản đồ, phiếu học tập, vở bài tập,....
+ Tâm lý:Thoải mái, cởi mở nhưng tập trung, tránh căng thẳng thái quá. Biết mạnh dạn trao đổi với giáo viên những điều vướng mắc.
c) Vận dụng vào quá trình dạy học
Để đạt hiệu quả cao trong dạy học Địa lý ở lớp 4 theo hướng Dạy – học tích cực, ngoài việc vận dụng các phương pháp dạy học mang tính chất chung cho nhiều môn học, giáo viên cần nắm vững một số phương pháp dạy – học Địa lí cụ thể như sau:
1.Phương pháp hình thành các biểu tượng địa lí
+ Thành phần quan trọng nhất trong hệ thống kiến thức địa lí Tiểu học là các biều tượng địa lí.Vì vậy, một trong những mục đích chủ yếu của dạy học Địa lí ở trường Tiểu học là phải làm cho các em tích lũy đựơc càng nhiều biểu tượng địa lí cụ thể càng tốt.
+ Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí tốt nhất đối với học sinh Tiểu học là làm cho các em quan sát các sự vật, hiện tượng có thể trực tiếp quan sát được trên thực địa như núi, rừng, lễ hội, thị trấn,...ở địa phương hoặc quan sát qua tranh ảnh, băng hình qua các bước cụ thể sau:
Bước 1:Lựa chọn đối tượng quan sát:Tùy theo nội dung học tập, giáo viên sẽ lựa chọn đối tượng quan sát phù hợp với trình độ của học sinh và điều kiện địa phương.
Bước 2:Xác định mục đích quan sát:Trong quá trình quan sát, không phải lúc nào học sinh cũng đều rút ra được những đặc điểm của đối tượng. Vì vậy, với mỗi đối tượng địa lí, giáo viên cần xác định mục đích của việc quan sát (Ví dụ:Khi hình thành biểu tượng về một con sông, nếu đối tượng quan sát là tranh ảnh thì đặc điểm “động” của nó như hiện tượng nước chảy không nên là mục đích quan sát của học sinh.Tuy nhiên, học sinh có thể quan sát được nó nếu các em tiếp xúc với một dòng sông thực hoặc xem trong băng hình,...)
Bước 3:Tổ chức, hướng dẫn cho học sinh quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Hệ thống câu hỏi, bài tập này xây dựng dựa trên mục đích quan sát và trình độ hiểu biết của học sinh nhằm:

+ Hướng cho học sinh đến đối tượng quan sát.
+ Điều khiển tri giác và hướng dẫn tư duy học sinh theo hướng quan sát cần thiết (quan sát từ tổng thể đến chi tiết, từ ngoài vào trong,...)
+ Giúp học sinh tổng kết và khái quát những điều đã quan sát, liên hệ với các đối tượng cùng loại mà các em đã nhìn thấy rồi rút ra những kết luận khách quan, khoa học.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả quan sát về đối tượng. Sau đó giáo viên cùng học sinh trao đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện kết quả, nhằm giúp cho học sinh có biểu tượng đúng về đối tượng. Ví dụ: Việc hình thành biểu tượng về Dãy Hòang Liên Sơn cho học sinh lớp 4 qua tranh ảnh (H 2 – Bài 1/ SGK Lịch sử và Địa lí 4- phần Địa lí). Những nơi có điều kiện có thể cho học sinh quan sát trực Dãy Hòang Liên Sơn hoặc qua băng hình, qua tranh, ảnh do giáo viên sưu tầm.

Ví dụ 1: Bài 1. Dãy Hoàng Liên Sơn.
Bước 1: Lựa chọn đối tượng quan sát.
- Yêu cầu học sinh quan sát ảnh (hình 1/trang 62/sgk).
Bước 2: Xác định mục đích quan sát.
- Tìm hiểu đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn.
Bước 3: Tổ chức hoạt động học sinh quan sát đối tượng thông qua hệ thống câu hỏi, thông qua hoạt động nhóm đôi.
- Giáo viên: Quan sát hướng dẫn, giúp đỡ học sinh (nếu có), hình 1/sgk/62 , thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Xác định tên ảnh hình 1 trang 63 là gì?
Câu 2: Trên lược đồ hình 1 có những dãy núi nào?
Câu 3: Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ?
Câu 4: Đỉnh núi Phan-xi-păng thuộc dãy núi nào và cao bao nhiêu mét?
Bước 4: Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm trình bày ( có thể gọi bất kì mỗi nhóm trả lời 1 câu, các nhóm khác đóng góp ý kiến, bổ sung để hoàn chỉnh câu trả lời).
- Học sinh nhận xét, giáo viên nhận xét.
2.Phương pháp hình thành khái niệm địa lí
2.1 Hình thành khái niệm địa lí chung
Việc hình thành khái niệm địa lí chung có thể tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1:Hình thành những biểu tượng đúng bằng cách cho học sinh quan sát (trực tiếp hay gián tiếp) các đối tượng định hình thành khái niệm, đồng thời khai thác những hiểu biết sẵn có của học sinh về các đối tượng quan sát.
+ Bước 2:Đặt câu hỏi hoặc nêu tình huống có vấn đề để học sinh tìm ra những dấu hiệu chung, bản chất của đối tượng.
+ Bước 3: Cho học sinh đối chiếu, so sánh các đối tượng cùng loại để lĩnh hội được đầy đủ và vững chắc các dấu hiệu chung, bản chất của khái niệm.
+ Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả. Sau đó, giáo viên cùng học sinh trao đổi, thảo luận, xác nhận và hoàn thiện các dấu hiệu chung của đối tượng, nhằm đưa ra khái niệm đúng về đối tượng.
Ví dụ : Bài 1. Dãy Hoàng Liên Sơn.
Hoạt động 5: Quan sát hình và trả lời.
- Giáo viên cho học sinh ảnh xem (Hình 3: Địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn - sgk/65)
- Yêu cầu học sinh phải tưởng tượng được độ cao của các dân tộc cư trú, nhà sàn là nhà như thế nào dựa vào vốn hiểu biết của bản thân và dựa trên biểu tượng địa lí kí ức (nhà em ở).
- Giáo viên chuyển ý: dân tộc Dao, Mông, Thái là ba dân tộc sống chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn. Vậy thôn bản của họ như thế nào và điều kiện sống ra sao, cô mời các em cùng tìm hiểu một vấn đề sau đây:
Bước 1: Tìm những biểu tượng có liên quan đến những biểu tượng sắp học ( nhà em ở).
Bước 2,3: Hướng dẫn học sinh so sánh phân tính, tổng hợp đối tượng tưởng tượng.
Giáo viên yêu cầu HS các nhóm đọc nội dung câu hỏi :
- Kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc có trong hình 3.
- Em biết gì về bản làng, nhà sàn và lễ hội ở Hoàng Liên Sơn ?
Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày, học sinh nhận xét, bổ sung. Giáo viên tuyên dương những nhóm có ý kiến đúng, phong phú về nội dung (học sinh nêu được những điểm khác nhau giữa nhà em ở đồng bằng khác với nhà sàn ở miền núi và học sinh xác định nhà sàn là nhà như thế nào ? Tại sao người dân tộc miền núi phải làm nhà sàn để ở?)
- Giáo viên kết luận: cho học sinh xem tranh sgk/65 (photos phóng to hoặc hình ảnh trên giáo án điện tử).
Giáo viên chốt ý: Dân tộc ở Hoàng Liên Sơn thường sống tập trung thành bản, các bản nằm cách xa nhau. Họ sống ở nhà sàn, họ làm nhàsàn để chống ẩm thấp và thú dữ. Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ,tre, nứa…Bếp được đặt ở giữa nhà không chỉ là nơi đun nấu mà còn để sưởi ấm khi mùa đông giá rét và hiện nay , một số nhà sàn đã được lợp bằng ngói trên mái nhà.
2.2 Hình thành khái niệm địa lí riêng
Việc hình thành khái niệm địa lí riêng được tiến hành theo các bước sau:
+ Bước 1: Giáo viên cần:
- Hình dung trước những dấu hiệu riêng của đối tượng.
- Lựa chọn nguồn tri thức liên quan đến đối tượng.
Trên cơ sở đó, xác định những dấu hiệu nào của những đối tượng có thể tổ chức cho học sinh tìm tòi, phát hiện; những dấu hiệu nào giáo viên phải cung cấp cho các em.
+ Bước 2:Tùy theo trình độ nhận thức của học sinh, giáo viên soạn một hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm hướng dẫn học sinh làm quen với các nguồn tri thức đã lựa chọn để phát hiện ra những dấu hiệu riêng của đối tượng.
+ Bước 3:Tổ chức cho học sinh làm việc với các nguồn tri thức theo hệ thống câu hỏi, bài tập đã chuẩn bị trước (theo hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp tùy thuộc vào nội dung, trang thiết bị vật chất) để phát hiện ra dấu hiệu riêng của đối tượng.
+ Bước 4:Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả phát hiện dấu hiệu riêng của đối tượng, thông qua nguồn tri thức. Trên cơ sở, giáo viên bổ sung những dấu hiệu mà học sinh không thể tự tìm ra được bằng lời mô tả sinh động của mình nhằm hoàn thiện khái niệm cho học sinh và yêu cầu học sinh nêu khái niệm riêng.
Ví dụ : Bài 1. Dãy Hoàng Liên Sơn.
Hoạt động 6: Khám phá chợ phiên ở vùng cao
- Giáo viên cho học sinh ảnh xem (Hình 4: Địa bàn cư trú chủ yếu của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn - sgk/65)
- Yêu cầu học sinh phải tưởng tượng được chợ phiên của các dân tộc vùng cao như thế nào dựa vào vốn hiểu biết của bản thân và dựa trên biểu tượng địa lí kí ức.
- Giáo viên chuyển ý: chợ phiên ở Hoàng Liên Sơn. Vậy chợ phiên của họ như thế nào và điều kiện sống ra sao, mời các em cùng tìm hiểu một vấn đề sau đây:
Bước 1: Tìm những biểu tượng có liên quan đến những biểu tượng sắp học .
Bước 2,3: Hướng dẫn học sinh so sánh phân tính, tổng hợp đối tượng tưởng tượng.
Giáo viên yêu cầu HS các nhóm đọc nội dung câu hỏi :
Câu 1: Người dân đến chợ bằng phương tiện gì ?
Câu 2: Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ ?
3.Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ, lược đồ
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ, lược đồ.
Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ, lược đồ.
Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ, lược đồ dựa vào kí hiệu.
Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, lược đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng.
Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như địa hình và khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người,... trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến thức địa lí để so sánh phân tích.

Ví dụ : Bài 3 . Tây Nguyên
Hoạt động 6: Khám phá thành phố Đà Lạt
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ.
- Học sinh xác định vị trí ,độ cao và khí hậu của Đà lạt
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ, lược đồ.
Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ, lược đồ.
Bước 3: Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ, lược đồ dựa vào kí hiệu.
Bước 4: Quan sát đối tượng trên bản đồ, lược đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng.
Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như địa hình và khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người,... trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến thức địa lí để so sánh phân tích.
Giáo viên chốt ý: Đà Lạt nằm trên cao nguyên Lâm Viên, có độ cao 1500m so với mặt nước biển nên dù là một xứ nhiệt đới, Đà Lạt vẫn có khí hậu mát mẻ , dễ chịu với nhiệt độ trung bình từ 15→24 ◦C. Nhờ khí hậu đó, cả thành phố Đà Lạt như một vườn hoa trăm hương ngàn sắc, đặc biệt Đà Lạt có nhiều thác nước đẹp nổi tiếng và rừng thông phủ kín sườn đồi nên Đà Lạt được mệnh danh là “Thành phố ngàn hoa” và là địa danh du lịch hấp dẫn của nước ta.
4. Phương pháp hình thành mối quan hệ so sánh thông qua bảng số liệu
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với bảng số liệu để các em thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu.
Bước 2: Đọc tên bảng số liệu.
Bước 3: Xem tên các cột, nắm được ý nghĩa đơn vị và thời điểm đi kèmvới các số liệu ở từng cột.
Bước 4: Đối chiếu các số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để rút ra nhận xét.
Ví dụ: Tây Nguyên-Bài 5/SGK Lịch sử và Địa lí 4
- Những kiến thức trong bài học sinh cần khai thác qua bản đồ:
+ Phân biệt vị trí của Tây Nguyên.
+ Nêu tên các cao nguyên ở Tây Nguyên.
- Hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh làm việc với bản đồ:
+Quan sát lược đồ Tây Nguyên trang 82
Câu 2: Điền tên các cao nguyên vào bảng sau theo hướng từ Bắc xuống Nam


Qua cách sử dụng bản đồ để hướng dẫn học sinh khac thác, tìm tòi kiến thức thì tôi thấy kiến thức của các em thu nhận được bền vững hơn đồng thời trong quá trình tìm tòi kiến thức, kĩ năng địa lí của học sinh cũng được rèn luyện và củng cố.


Nam
Bắc
đông
Tây
Phương hướng
Kí hiệu bản đồ
Kí hiệu bản đồ dùng để thể hiện các đối tượng lịch sử hoặc địa lí trên bản đồ.
1: 100 000
*Minh hoạ: Bài 1“Dãy Hoàng Liên Sơn”
Những kiến thức trong bài học sinh cần khai thác qua bản đồ như sau:
a/ Nhận biết vị trí của Dãy Hoàng Liên Sơn.
Hệ thống câu hỏi dẫn dắt để học sinh làm việc với bản đồ
Cho học sinh quan sát lược đồ Dãy Hoàng Liên Sơn trang 62
VD1: Ghép một từ ở cột A với một cụm từ thích hợp ở cột B để nói về đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn:
DÃY NÚI HOÀNG LIÊN SƠN
1. Dãy Hoàng Liên

Dãy núi Bắc Sơn
Dãy núi Hoàng Liên Sơn dài nhất
Dãy núi sông Gâm
Dãy núi Ngân Sơn
Hình 1. Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ
Dãy núi Đông Triều
Dãy núi Hoàng Liên Sơn
Nhà sàn và bản làng của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
Dệt thổ cẩm
Ruộng bậc thang
Trồng trọt ở Hoàng liên Sơn
A
Vị trí


2. Độ cao


3. Chiều dài


4. Chiều rộng


5. Đỉnh núi



6. Sườn núi



7. Thung lũng



8. Khí hậu
B
a. gần 30km.

b. rất dốc.

c. nhiều đỉnh nhọn.

đ. Nằm giữa sông Hồng và sông Đà.

e. khoảng 180 km.

g. cao và đồ sộ nhất Việt Nam.

h. ở những nơi cao lạnh quanh năm.

j. thường hẹp và sâu.

VD 2 : Vẽ mũi tên nối các ô thích hợp với nhau để thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở Hoàng Liên Sơn.
b/ Làm việc với phiếu học tập.
Đất dốc
Khí hậu lạnh
Có nhiều loại khoáng sản
Khai thác khoáng sản
Làm ruộng bậc thang để trồng lúa
Trồng rau, quả xứ lạnh
Một thoáng Sa Pa
Mời các bạn xem đoạn clip về chợ tình Sa Pa
*Minh hoạ: Bài 5 “Đồng bằng Bắc Bộ”
a/Nhận biết vị trí và hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ.
VD 1: Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên lýợc đồ hình 1.
- Nếu em kẻ những đoạn thẳng nối từ Việt Trì dọc theo rìa của đồng bằng ra biển thì em thấy đồng bằng Bắc Bộ cá dạng hình gì ?
b/ Nêu được hệ thống sông ngòi, khám phá được lễ hội ở
đồng bằng Bắc Bộ
b/ Tìm hiểu sông ngòi và hệ thống đê
Hình ảnh sông Hồng
Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
Sông ngòi và hệ thống kênh tưới tiêu
Mương dẫn nước ở dồng bằng Bắc Bộ
Sông ngòi và hệ thống kênh tưới tiêu
2/ Giúp HS khai thác từ bảng số liệu:
a/ Giáo viên:
-Xác định kiến thức trong bài mà HS cần nắm qua bảng số liệu.
- Dựa vào bảng số liệu, soạn hệ thống câu hỏi phù hợp trình độ của lớp để khai thác kiến thức ẩn chứa trong bảng. Đặc biệt GV phải có câu hỏi về nhận định, so sánh các số liệu để huy động tầm nhìn bao quát bảng số liệu của HS hơn. Các câu hỏi cũng thật đa dạng về hình thức như tự luận, trắc nghiệm, điền khuyết, …
-Hướng dẫn các em thực hiện được các bước sau:
+Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bảng số liệu.
+Bước 2: Đọc tên bảng số liệu.
+Bước 3: Xem tên cột, nắm được ý nghĩa của đơn vị và thời điểm đi kèm với số liệu ở từng cột.
+Bước 4: Đối chiếu số liệu theo hàng dọc, hàng ngang của bảng số liệu để nhận xét.
b/ Ví dụ minh hoạ: “Tìm hiểu nghề thủ công truyền thống
và làng nghề”
+Kiến thức trong bài này HS cần nắm được qua bảng số liệu: Đọc được số liệu của các làng nghề có trong bảng, qua đó có nhận định và nêu được các sản phẩm của mỗi làng nghề.
+Hệ thống câu hỏi gợi ý để giúp HS làm việc với bảng số liệu:
1)Đọc tên các làng nghề và sản phẩm có trong bảng.
2)Gắn từng hình vào đúng vị trí các tỉnh/ thành phố nơi có làng nghề trên bản đồ hành chính Việt Nam.
Đồ gỗ Đồng Kị (Bắc Ninh)
Gốm sứ (Hà Nội)
Chạm bạc Đồng Sâm
Lụa ( Hà Nội)
Mời các bạn xem đoạn video clip về lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ
IV/Kết luận:
Việc rèn cho học sinh lớp 4 có một số kĩ năng sử dụng bản đồ (lược đồ) và kĩ năng phân tích bảng số liệu là nhiệm vụ của mỗi GV đứng lớp. Tuy nhiên hiệu quả việc khai thác kĩ năng cũng như tư duy của học sinh qua thực dạy còn phụ thuộc nhiều ở khả năng và tâm huyết của từng GV. Trải qua thời gian thực dạy, bản thân tôi đã nắm bắt được đặc điểm tâm lí của các em HS, biết được các điểm yếu của từng em, …
Nên bằng kinh nghiệm, tôi thấy cách tổ chức dạy học, cách đầu tư hệ thống câu hỏi phù hợp, sát thực như đã nêu ở chuyên đề đã thu hút được sự tập trung, kích thích sự tò mò, khai thác được tính tư duy tích cực của các em rất cao. Đồng thời việc xác định đúng mục đích làm việc với thiết bị-đồ dùng dạy học nói chung, với tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, bảng số liệu nói riêng, sẽ giúp cho GV định hướng đúng được nhiệm vụ dạy học và làm việc với thiết bị - đồ dùng dạy học đó. Từ đó mới có thể tập trung khai thác tốt kiến thức cần truyền đạt ở HS hơn. Đây cũng là một trong những giải pháp thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp mà ngành đã đề ra.
Hơn nữa việc xác định được mục đích làm việc với thiết bị-đồ dùng dạy học cũng sẽ giup cho GV đứng lớp thấy rõ hơn nhiệm vụ của mình, từ đó cần phải đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi nguồn kiến thức, tư liệu đáp ứng được yêu cầu tiết dạy hơn.
Trên đây chỉ là một số việc làm mà bản thân đã thực hiện và cảm thấy có hiệu quả. Tuy nhiên, để các tiết dạy có sử dụng thiết bị-đồ dùng dạy học cũng như có sử dụng bản đồ, lược đồ và bảng số liệu đạt hiệu quả như mong muốn của tất cả chúng ta thì tôi nghĩ các nội dung trên đây vẫn chưa đáp ứng được nhiều. Rất mong các đồng nghiệp tham khảo và bổ sung để chuyên đề được đầy đủ và hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện: Nguyễn Văn Huế
Chào tạm biệt
HẸN GẶP LẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)