Bài 1. Chuyển động cơ học

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoa Mai | Ngày 29/04/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Chuyển động cơ học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG I: CƠ HỌC
Vừa to vừa nặng hơn kim,
Thế mà tàu nổi, kim chìm! Tại sao?
(CHƯƠNG HỌC NÀY CHÚNG TA SẼ TRẢ LỜI ĐƯỢC CÂU HỎI TRÊN)

Chuyển động là gì, đứng yên là gì?
Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều?
Lực có quan hệ với vận tốc như thế nào?
Quán tính là gì?
Áp suất là gì? Áp suất gây ra bởi chất rắn, chất lỏng, áp suất khí quyển có gì khác nhau?
Lực đẩy Ac- si – mét là gì? Khi nào thì vật nổi, khi nào thì vật chìm?
Công cơ học là gì?
Công suất đặc trưng cho tính chất nào của việc thực hiện công?
Cơ năng, động năng, thế năng là gì?
Thế nào là bảo toàn và chuyển hóa cơ năng?







BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I/. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN?
C1 Làm thế nào để nhận biết một ô tô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng yên ?
• Các em có thể tìm ra nhiều cách khác nhau để nhận biết các vật trên chuyển động hay đứng yên.
Trong Vật lí học, để nhận biets một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc).
Có thể chọn bất kì vật nào làm mốc. Thường người ta chọn Trái Đất và những vật gắn với Trái Đất như nhà cửa, cậy cối, cột cây số… làm vật mốc. Trong những bài sau, nếu không nói tới vật mốc thì ta hiểu ngầm vật mốc là Trái Đất hoặc những vật gắn với Trái Đất.
Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc. Chuyển động này được gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là chuyển động).

BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
C2 Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

C3 Khi nào một vật được coi là đứng yên? Hãy tìm ví dụ về vật đứng yên, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.

II- TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN
● Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga (H.1.2- SGK)
▪ C4 So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên ? Tại sao ?
C5 So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên ? Tại sao ?
C6 Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của các câu nhận xét sau đây :
Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên đối với vật khác.
● Từ những ví dụ trên ta thấy một vật được coi là chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn làm mốc. Ta nói : Chuyển động hay đứng yên có tính chất tương đối.
C8 Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài.


BÀI 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
III- MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP.
Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động. Tùy theo hình dạng của quỹ đạo, người ta phân biệt chuyển động thẳng và chuyển động cong. Chuyển động tròn là một chuyển động cong đặc biệt (H.1.3a, b, c – SGK)

C9 Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn thường gặp trong đời sống.

IV- VẬN DỤNG.
C10 Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào ?
C11 Có người nói : “Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đứng yên so với vật mốc”. Theo em, nói như thế có phải lúc nào cũng đúng không ?
Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.

GHI NHỚ

● SỰ THAY ĐỔI VỊ TRÍ CỦA MỘT VẬT THEO THỜI GIAN SO VỚI VẬT KHÁC GỌI LÀ CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
● CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN CÓ TÍNH CHẤT TƯƠNG ĐỐI TÙY THUỘC VÀO VẬT ĐƯỢC CHỌN LÀM MỐC. NGƯỜI TA THƯỜNG CHỌN NHỮNG VẬT GẮN VỚI TRÁI ĐẤT LÀM MỐC.
● CÁC DẠNG CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC THƯỜNG GẶP LÀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG, CHUYỂN ĐỘNG CONG.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoa Mai
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)