Bài 1. Chuyển động cơ học

Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Cẩm | Ngày 29/04/2019 | 43

Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Chuyển động cơ học thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM HỌC SINH
MÔN VẬT LÍ
TRƯỜNG THCS ĐỊNH BÌNH
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I.LÀM THỂ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐƯNG YÊN?
Lấy 1 ví dụ: Một vật đang chuyển động!

Lấy 1 ví dụ: Một vật đang đứng yên!
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I.LÀM THỂ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐƯNG YÊN?
- Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Ví dụ: Đoàn tàu rời ga, vị trí của đoàn tàu thay đổi so với nhà ga, ta nói đoàn tàu đang chuyển động đối với nhà ga.
Bài 1.3: Một ô tô chở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vật nào làm mốc khi nói:
a. Ô tô đang chuyển động.
b. Ô tô đang đứng yên.
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I.LÀM THỂ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐƯNG YÊN?
II.TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN.
Hành khách đang ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga:

- So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
- So với toa tàu thì hành hành khách đang chuyển động hay đứng yên? Tại sao?

-Điền từ thích hợp vào chỗ trống ( ….. ) của nhận xét sau:

Một vật có thể là chuyển động ………………………. nhưng lại là ……………………….… đối với vật khác.
đối với vật này
đứng yên
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I.LÀM THỂ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐƯNG YÊN?
II.TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN.
Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác, ta nói chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối, tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Chú ý: Người ta thường chọn Trái đất và những vật gắn liền với Trái đất làm vật mốc.
Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Như vậy có phải Mặt trời chuyển động còn Trái đất đứng yên ?

Mặt trời thay đổi vị trí so với điểm mốc gắn với Trái đất, vì vậy có thể nói mặt trời chuyển động khi lấy vật mốc là Trái đất.
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I. LÀM THỂ NÀO ĐỂ BIẾT MỘT VẬT CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐƯNG YÊN?
II. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG VÀ ĐỨNG YÊN.
III. MỘT SỐ CHUYỂN ĐỘNG THƯỜNG GẶP.
Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
Tùy theo hình dạng của quỹ đạo người ta phân biệt chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.
Hãy nêu dạng chuyển động của những chuyển động sau:

Viên bi rơi theo phương thẳng đứng.

b. Chuyển động của quả bóng bàn.

c. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.

d. Chuyển động của quả lắc đồng hồ.
Thẳng
Dao động
Tròn
Cong
CỦNG CỐ
Chuyển động cơ học là gì ?
Sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.

Tại sao nói chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối?
Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác, ta nói chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối, tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Chú ý: Người ta thường chọn Trái đất và những vật gắn liền với Trái đất làm vật mốc.

Nêu các dạng chuyển động thường gặp.
Tùy theo hình dạng của quỹ đạo người ta phân biệt chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển động tròn.

VẬN DỤNG
Bài 1.1: Có một ô tô đang chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây không đúng?

A. Ô tô chuyển động so với mặt đường.

B. Ô tô đứng yên so với người lái xe.

C. Ô tô chuyển động so với người lái xe.

D. Ô tô chuyển động so với cây bên đường.
VẬN DỤNG
Bài 1.2: Người lái đò đang ngôi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng?

A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước.

B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.

C. Người lái đò đứng yên so với bờ sông.

D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.
VẬN DỤNG
C11: Có người nói: “Khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật đó đứng yên so với vật mốc”. Theo em, nói như thế có phải lúc nào cũng đúng không ? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.
C10: Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào ?

(Tài xế, chiếc xe, người đứng bên đường, cây cột điện)
VẬN DỤNG
Bài 1.6: Hãy cho biết dạng chuyển động của những chuyển động sau:

a. Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái đất.

b. Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.

c. Chuyển động của đầu cánh quạt gió.

d. Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang.

e. Chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống.
Tròn
Dao động
Tròn
Cong
Thẳng
NHIỆM VỤ VỀ NHÀ
Chuyển động cơ học là gì ? Ví dụ.

Tại sao nói chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối? Ví dụ.

- Nêu các dạng chuyển động thường gặp. Ví dụ.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Kim Cẩm
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)