Bài 1. Các phương châm hội thoại
Chia sẻ bởi Hà Thị Ánh |
Ngày 08/05/2019 |
30
Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Các phương châm hội thoại thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1. Ví dụ:
Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
Một hôm,anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.
Người kia dừng việc lật đật xuống hỏi:
- Có chuyện gì thế?
- Có gì đâu! Bác làm việc có vất vả lắm không?
I. QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao em nhận xét như vậy?
Em có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
2. Ghi nhớ
Việc vận dụng PCHT cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.Nghĩa là:
Phải chú ý: nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói vì mục đích gì?
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:
1. Đọc đoạn đối thoại sau:
An: - Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên chế tạo năm nào không?
Ba: - Đâu khoảng đầu thế kỉ XX
Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao?
Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn không?
Câu trả lời của Ba không cung cấp đủ thông tin như An mong muốn.
Phương châm về lượng không được tuân thủ.
Vì Ba không biết chính xác nên đành trả lời một cách chung chung để tuân thủ phương châm về chất
2. Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ?
Vì sao bác sĩ phải làm như vậy?
Bác sĩ không thể nói rõ sự thật. Bác sĩ vẫn động viên bệnh nhân yên tâm điều trị để có thể vượt qua được bệnh hiểm nghèo.
Phương châm về chất không được tuân thủ. Nhưng vì lòng nhân ái, muốn an ủi bệnh nhân nên BS không thể nào nói khác được
Em hãy tìm thêm một số tình huống giao tiếp tương tự?
- Người chiến sĩ không may bị sa vào tay giặc, không thể tuân thủ phương châm về chất mà khai ra mọi bí mật về đồng đội, đồng chí.
3. Khi nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói có vi phạm phương châm về lượng hay không?
Em hiểu nghĩa câu nói đó như thế nào?
Người nói muốn thể hiện rõ quan niệm của mình về lối sống: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, không phải là mục đích cuối cùng của con người. Không nên chạy theo tiền bạc, vì tiền bạc mà quên đi bao điều khác quan trọng hơn, thiêng liêng hơn.
Nếu xét theo nghĩa đen thì câu trên vi phạm phương châm về lượng, nhưng về nghĩa hàm ý thì câu đó có ND của nó nên vẫn tuân thủ PCVL
Từ các tình huống trên, em thấy các phương châm hội thoại có phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp không?
Phương châm hội thoại là những yêu cầu chung trong giao tiếp chứ không phải là những qui định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.
Người ta thường vi phạm các phương châm hội thoại trong những trường hợp nào?
Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;
Người nói phải ưu tiên cho một PCHT hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý khác.
III. LUYỆN TẬP:
1. Bài 1:
Đối với một đứa trẻ năm tuổi thì câu trả lời của ông bố là mơ hồ, vi phạm phương châm cách thức trong hội thoại.
Còn đối với người biết đọc thì câu trả lời của ông bố là một thông tin rõ ràng.
2. Bài 2:
Thái độ của chân, tay, tai,mắt là không tuân thủ phương châm lịch sự. Do thiếu văn hoá giao tiếp mà nguồn gốc là do suy nghĩ nông cạn, hời hợt; không thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa các bộ phận trong một cơ thể thống nhất
Củng cố
.
Đọc lại các ví dụ đã tìm hiểu khi học về các phương châm hội thoại (phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm cách thức, phương châm quan hệ và phương châm lịch sự) và cho biết những tình huống nào PCHT không được tuân thủ?
Đáp án:
- Các ví dụ 1,2 trong phương châm về lượng.
- “Quả bí khổng lồ” trong phương châm về chất
- Các ví dụ trong phương châm cách thức, phương châm quan hệ.
1. Ví dụ:
Anh chàng nọ ở nhà vợ tại một vùng quê, được người nhà dặn là phải luôn chào hỏi mọi người xung quanh.
Một hôm,anh ta ra đường và thấy một người đang đốn cành trên một cây cao, liền ra dấu gọi.
Người kia dừng việc lật đật xuống hỏi:
- Có chuyện gì thế?
- Có gì đâu! Bác làm việc có vất vả lắm không?
I. QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP
Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao em nhận xét như vậy?
Em có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
2. Ghi nhớ
Việc vận dụng PCHT cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.Nghĩa là:
Phải chú ý: nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói vì mục đích gì?
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI:
1. Đọc đoạn đối thoại sau:
An: - Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên chế tạo năm nào không?
Ba: - Đâu khoảng đầu thế kỉ XX
Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Vì sao?
Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin như An mong muốn không?
Câu trả lời của Ba không cung cấp đủ thông tin như An mong muốn.
Phương châm về lượng không được tuân thủ.
Vì Ba không biết chính xác nên đành trả lời một cách chung chung để tuân thủ phương châm về chất
2. Khi bác sĩ nói với một người mắc bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ?
Vì sao bác sĩ phải làm như vậy?
Bác sĩ không thể nói rõ sự thật. Bác sĩ vẫn động viên bệnh nhân yên tâm điều trị để có thể vượt qua được bệnh hiểm nghèo.
Phương châm về chất không được tuân thủ. Nhưng vì lòng nhân ái, muốn an ủi bệnh nhân nên BS không thể nào nói khác được
Em hãy tìm thêm một số tình huống giao tiếp tương tự?
- Người chiến sĩ không may bị sa vào tay giặc, không thể tuân thủ phương châm về chất mà khai ra mọi bí mật về đồng đội, đồng chí.
3. Khi nói “tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì người nói có vi phạm phương châm về lượng hay không?
Em hiểu nghĩa câu nói đó như thế nào?
Người nói muốn thể hiện rõ quan niệm của mình về lối sống: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, không phải là mục đích cuối cùng của con người. Không nên chạy theo tiền bạc, vì tiền bạc mà quên đi bao điều khác quan trọng hơn, thiêng liêng hơn.
Nếu xét theo nghĩa đen thì câu trên vi phạm phương châm về lượng, nhưng về nghĩa hàm ý thì câu đó có ND của nó nên vẫn tuân thủ PCVL
Từ các tình huống trên, em thấy các phương châm hội thoại có phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp không?
Phương châm hội thoại là những yêu cầu chung trong giao tiếp chứ không phải là những qui định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp.
Người ta thường vi phạm các phương châm hội thoại trong những trường hợp nào?
Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:
Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;
Người nói phải ưu tiên cho một PCHT hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;
Người nói muốn gây một sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý khác.
III. LUYỆN TẬP:
1. Bài 1:
Đối với một đứa trẻ năm tuổi thì câu trả lời của ông bố là mơ hồ, vi phạm phương châm cách thức trong hội thoại.
Còn đối với người biết đọc thì câu trả lời của ông bố là một thông tin rõ ràng.
2. Bài 2:
Thái độ của chân, tay, tai,mắt là không tuân thủ phương châm lịch sự. Do thiếu văn hoá giao tiếp mà nguồn gốc là do suy nghĩ nông cạn, hời hợt; không thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa các bộ phận trong một cơ thể thống nhất
Củng cố
.
Đọc lại các ví dụ đã tìm hiểu khi học về các phương châm hội thoại (phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm cách thức, phương châm quan hệ và phương châm lịch sự) và cho biết những tình huống nào PCHT không được tuân thủ?
Đáp án:
- Các ví dụ 1,2 trong phương châm về lượng.
- “Quả bí khổng lồ” trong phương châm về chất
- Các ví dụ trong phương châm cách thức, phương châm quan hệ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Thị Ánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)