Bài 1. Các phương châm hội thoại
Chia sẻ bởi Hoàng thị Nương |
Ngày 07/05/2019 |
32
Chia sẻ tài liệu: Bài 1. Các phương châm hội thoại thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
GIO VIấN:D? TH? NG?C LAN
TRU?NG THCS TH? TR?N B?N YấN NHN
I/ Phương châm về lượng
1. Tìm hiểu ví dụ :
Ví dụ 1 : Đọc đoạn đối thoại sau :
An : - Cậu có biết bơi không ?
Ba : - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa.
An : - Cậu học bơi ở đâu vậy ?
Ba : - Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu.
? Khi An hỏi “học bơi ở đâu” ý muốn hỏi điều gì ? Ba trả lời“ở dưới nước” thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An cần biết không ?
I/ Phương châm về lượng
1.Tìm hiểu ví dụ :
? Qua cuộc hội thoại ở ví dụ 1, em rút
ra nhận xét gì về giao tiếp ?
-Khi giao tiếp, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp.
?. Quan sát bức tranh dân gian, bức tranh gợi cho em nhớ tới truyện
dân gian nào ?
?. Hãy kể lại truyện cười Lợn cưới áo mới ?
? Vì sao truyện này lại gây cười ? Theo em, anh có lợn cưới và anh có áo mới phải hỏi và trả lời như thế nào ?
I/ Phương châm về lượng
Tìm hiểu ví dụ :
- Khi giao tiếp, câu nói phải có nội dung đúng
với yêu cầu của giao tiếp .
- Trong giao tiếp, hỏi và đáp phải đúng yêu cầu của giao tiếp, nói không thiếu, không thừa.
? Từ câu chuyện cười ở VD2,
Trong giao tiếp cần phải tuân
thủ yêu cầu gì ?
I/ Phương châm về lượng
1. Tìm hiểu ví dụ :
- Khi giao tiếp, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp.
- Trong giao tiếp, hỏi và đáp phải đúng yêu cầu của giao tiếp không thiếu, không thừa.
Qua 2 ví dụ tìm hiểu, em hãy
cho biết nội dung lời nói khi
giao tiếp phải đạt yêu cầu gì ?
2.Ghi nhớ 1 ( SGK T9 )
BÀI TẬP NHANH ( Theo nhóm )
?Những câu sau đã vi phạm phương châm về lượng,hãy chỉ các lỗi đó ?
a/ Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.
b/ Bồ câu là loài chim có hai cánh.
II/ Phương châm về chất
1. Ví dụ : Truyện cười Quả bí khổng lồ
- Trong giao tiếp :
+ Không nên nói những điều mà mình
không tin là đúng sự thật .
-
?.Truyện cười này phê phán điều gì ?
?.Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh ?
? Nếu không biết chắc là 1 tuần nữa, lớp sẽ tổ chức đi tham quan thì em có thông báo: Tuần sau lớp sẽ đi tham quan với các bạn không ?
+ Đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
?.Vậy trong giao tiếp còn điều gì cần tránh nữa ?
Bài tập thảo luận :
Bạn A, hôm nay nghỉ học. Không biết vì lí do gì .
Thầy giáo hỏi : Vì sao bạn A nghỉ học ?
Nếu không biết chắc chắn lí do của A, thì các em sẽ trả lời thầy như thế nào ?
- Thưa cô,hình như bạn ấy bị ốm .
- Thưa cô, em nghĩ là bạn ấy bị ốm.
- Thưa cô, có lẽ là bạn ấy bị ốm.
?. Từ ví dụ và những bài tập trên, em hãy cho biết thế nào là phương châm về chất ?
2. Ghi nhớ :
Phương châm về chất : Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
1. Bài tập 1:
a. Thừa cụm từ " nuôi ở nhà" vỡ " gia súc" có nghĩa là thú nuôi trong nhà.
b. Thừa cụm từ " có hai cánh" vỡ tất cả các loài chim đều có hai cánh.
2. Bài tập 2:
a. nói có sách, mách có chứng.
b. nói dối
c. nói mò
d. nói nhăng nói cuội
e. nói trạng
=> Các phương châm về chất
3. Bài tập 3:
Với câu hỏi “Rồi có nuôi được không?” người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng ( hỏi một điều rất thừa).
4. Bài tập 4.
Để đảm bảo phương châm về chất, người nói dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe tính xác thực của nhận định hay thông tin mình đưa ra chưa được kiểm chứng.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học thuộc các ghi nhớ
- Hoàn thành các bài tập ( SGK trang 10+11)
- Soạn bài: Các phương châm hội thoại (Tiếp)
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG !
CHÀO TẠM BIỆT – HẸN GẶP LẠI !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng thị Nương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)