Bài 1
Chia sẻ bởi Huỳnh Ngọc Bình |
Ngày 09/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: bài 1 thuộc Toán học 4
Nội dung tài liệu:
Bài viết số 5 - Ngữ văn 11- Nghị luận xã hội - tuần 21 - HK2
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP BÀI VIẾT SỐ 5
1. Kết quả cần đạt:
- Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận so sánh và phân tích để viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Viết được bài văn thể hiện quan điểm, ý kiến của mình một cách chặt chẽ, mạch lạc và thuyết phục.
- Nhạy bén với những vấn đề xã hội đặt ra, biết vận dụng dẫn chứng từ thực tiễn để giải quyết đúng đắn vấn đề.
2. Nội dung ôn tập:
- Ôn lại những kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận trong các bài học sau: Phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận, thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận so sánh, luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh ở sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I.
- Đọc lại các tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, “Chí Phèo ” của Nam Cao, “Lưu biệt khi xuất dương ” của Phan bội Châu để ôn lại ý nghĩa xã hội của các tác phẩm đó.
- Đọc thêm một số bài viết tham khảo.
3. Đề tham khảo: Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” có còn phù hợp với thanh niên ngày nay không? Hãy bày tỏ ý kiến của mình.
* Gợi ý cách làm bài:
a. Đọc kĩ đề bài để:
- Xác định vấn đề cần nghị luận: Quan niệm về cái đẹp của thanh niên ngày nay.
- Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp:
+ Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân: Cái tài phải gắn liền với cái tâm, cái thiên lương trong sáng. Đó là một quan niệm tiến bộ, phù hợp với mọi thời đại.
+ Xã hội càng phát triển thì chuẩn mực về cái đẹp càng phải nâng cao hơn.
+ Rút ra bài học cho bản thân. Phê phán những quan niệm sai lệch: Quá chú ý đến hình thức mà quên cái tài cái tâm, hoặc quá chú ý đến cái tài mà quên cái tâm, hoặc quá chú ý đến cái tâm mà quên cái tài. “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh).
b. Lập dàn ý và viết bài: Dựa vào kết quả phân tích đề để lập dàn ý. Khi viết, lí lẽ và dẫn chứng phải bám sát yêu cầu của đề, dùng từ chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP BÀI VIẾT SỐ 5
1. Kết quả cần đạt:
- Vận dụng kết hợp các thao tác lập luận so sánh và phân tích để viết một bài văn nghị luận xã hội.
- Viết được bài văn thể hiện quan điểm, ý kiến của mình một cách chặt chẽ, mạch lạc và thuyết phục.
- Nhạy bén với những vấn đề xã hội đặt ra, biết vận dụng dẫn chứng từ thực tiễn để giải quyết đúng đắn vấn đề.
2. Nội dung ôn tập:
- Ôn lại những kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận trong các bài học sau: Phân tích đề và lập dàn ý bài văn nghị luận, thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận so sánh, luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh ở sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập I.
- Đọc lại các tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, “Chí Phèo ” của Nam Cao, “Lưu biệt khi xuất dương ” của Phan bội Châu để ôn lại ý nghĩa xã hội của các tác phẩm đó.
- Đọc thêm một số bài viết tham khảo.
3. Đề tham khảo: Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” có còn phù hợp với thanh niên ngày nay không? Hãy bày tỏ ý kiến của mình.
* Gợi ý cách làm bài:
a. Đọc kĩ đề bài để:
- Xác định vấn đề cần nghị luận: Quan niệm về cái đẹp của thanh niên ngày nay.
- Xác định các luận điểm, luận cứ và lựa chọn thao tác lập luận phù hợp:
+ Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân: Cái tài phải gắn liền với cái tâm, cái thiên lương trong sáng. Đó là một quan niệm tiến bộ, phù hợp với mọi thời đại.
+ Xã hội càng phát triển thì chuẩn mực về cái đẹp càng phải nâng cao hơn.
+ Rút ra bài học cho bản thân. Phê phán những quan niệm sai lệch: Quá chú ý đến hình thức mà quên cái tài cái tâm, hoặc quá chú ý đến cái tài mà quên cái tâm, hoặc quá chú ý đến cái tâm mà quên cái tài. “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” (Hồ Chí Minh).
b. Lập dàn ý và viết bài: Dựa vào kết quả phân tích đề để lập dàn ý. Khi viết, lí lẽ và dẫn chứng phải bám sát yêu cầu của đề, dùng từ chuẩn xác, diễn đạt trôi chảy
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Ngọc Bình
Dung lượng: 29,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)