Bách khoa nhân vật Lịch sử Việt Nam vần C - H
Chia sẻ bởi Trịnh Trung Châu |
Ngày 12/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Bách khoa nhân vật Lịch sử Việt Nam vần C - H thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Ca Văn Thỉnh
Ca Văn Thỉnh (1902-1987)
Sinh ngày 21-3-1902, trong một gia đình nông dân ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Ca Văn Thỉnh thuở nhỏ học trường tiểu học ở tỉnh. Nhờ học giỏi, ông được học bổng vào Trường Sư phạm Sài Gòn, sau đó học Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Thời sinh viên, Ca Văn Thỉnh cùng với bạn đồng học như Đặng Thai Mai, Phạm Thiều hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Hà Nội. Vở cải lương về Nguyễn Trãi lấy tên là Bầu nhiệt huyết của ông đã bị thực dân Pháp cấm diễn.
Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, Ca Văn Thỉnh được bổ nhiệm làm Đốc học tỉnh Bến Tre. Tháng 8-1945, ông tham gia cướp chính quyền ở tỉnh. Năm 1946, là thành viên phái đoàn khu 8 vượt biển ra Trung ương báo cáo tình hình, xin chi viện cho chiến trường Nam Bộ và được mời nhận chức vụ Quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Chính phủ Kháng chiến.
Năm 1952, ông trở lại chiến trường Nam Bộ, được phân công làm ủy viên UBKCHC Nam Bộ, kiêm ủy viên Ủy ban Liên Việt Nam Bộ. Sau hiệp định Genève (1954), tập kết ra Bắc, đã kinh qua các công tác: phụ trách vụ Đông Nam Á Bộ Ngoại giao, Đại sứ ở Campuchia, Giám đốc Thư viện Khoa học Trung ương. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975), ông được cử làm Viện trưởng Viện Khoa học xã hội miền Nam, đại diện Ủy ban Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong suốt mấy chục năm trời từ sau CMT8-1945, Ca Văn Thỉnh hoạt động liên tục cho đến khi nghỉ hưu và đã có nhiều cống hiến to lớn trên các mặt chính trị, xã hội, giáo dục. Do đó, được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất.
Với bút hiệu Ngạc Xuyên (có nghĩa là Rạch Cá Sấu - một địa danh của quê hương), trong KCCP, ông bắt đầu giới thiệu văn thơ yêu nước của các sĩ phu Nam Bộ, trên các báo chí cách mạng. Tập kết ra Bắc, ông vẫn cần mẫn nghiên cứu, dịch, giới thiệu phần thơ văn này trên các báo Văn nghệ, trên Tạp chí Văn học…Ông cùng với Bảo Định Giang biên soạn cuốn Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, Thơ văn Nguyễn Văn Thông. Sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng, tuy tuổi già sức yếu, ông đã để công biên soạn cuốn Hào khí Đồng Nai, một tập sách phân tích, đánh giá những đặc trưng văn hóa của Nam Bộ.
Cảnh Thịnh
Cảnh Thịnh Hoàng đế (Thời gian ở ngôi 1793-1802)
Nguyễn Quang Toản (sinh Qúi Mão 1783- mất Nhâm Tuất 1802)
Quang Trung mất ở tuổi 39, khi các con còn nhỏ. Quang Toản là con trưởng mà cũng mới lên 10. Sinh thời, Quang Trung đã lập Quang Toản lên Thái tử. Sự lựa chọn này có lẽ là chính xác. Trước khi mất, Quang Trung đã nhận xét về Thái tử như sau:
- Thái tử là người có tư chất, nhưng tuổi hãy còn nhỏ.
Năm Quí Sửu (1793) Quang Toản chính thức lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh, sai Ngô Thì Nhậm sang nhà Thanh báo tang và xin sắc phong. Vua Thanh vốn đã sắc phong cho Quang Toản làm Thái tử khi vua Quang Trung còn sống nên lập tức xuống chỉ phong Toản làm An Nam Quốc vương. Án sát Quảng Tây được lệnh làm sứ thần đến Bắc Thành, Quang Toản cũng sai người đóng giả nhận thay. Sứ thần nhà Thanh có biết việc ấy song không có phản ứng gì.
Quang Toản lên ngôi vua, vẫn để hai em là Quang Thùy và Quang Bàn giữ tước vị cũ, dùng cậu là Bùi Đắc Tuyên làm Thái sư Giám quốc trông coi mọi việc trong ngoài; Thái úy Phạm Công Hưng giữ việc quân; Trung thủ phụng chính Trần Văn Kỷ làm ở Trung thư cơ mật và Trần Quang Diệu giữ việc văn thư lệnh thị.
Quang Toản tuổi còn nhỏ, mọi việc đều quyết định bởi Bùi Đắc Tuyên. Từ đó Đắc Tuyên ngày càng chuyên quyền, trong ngoài đều oán. Đại thần trong triều ngoài trấn nghi kỵ lẫn nhau, Quang Toản không ngăn chặn nổi đành chỉ khóc lóc mà thôi. Giữa lúc đó lại có cận thần gièm pha rằng, oai quyền của Trần Quang Diệu quá lớn, mưu đồ cướp ngôi… Quang Toản tin là thật, liền rút hết binh quyền của Trần Quang Diệu. Trần Quang Diệu gửi mật thư vào Quy Nhơn hẹn với Lê Văn Trung đem quân ra phế hạ Quang Toản, lập Quang Thiệu lên ngôi.
Việc không thành, Quang Thiệu bị giết, Lê Văn Trung bị chém. Con rể Lê Văn Trung
Ca Văn Thỉnh (1902-1987)
Sinh ngày 21-3-1902, trong một gia đình nông dân ở xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Ca Văn Thỉnh thuở nhỏ học trường tiểu học ở tỉnh. Nhờ học giỏi, ông được học bổng vào Trường Sư phạm Sài Gòn, sau đó học Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Thời sinh viên, Ca Văn Thỉnh cùng với bạn đồng học như Đặng Thai Mai, Phạm Thiều hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Hà Nội. Vở cải lương về Nguyễn Trãi lấy tên là Bầu nhiệt huyết của ông đã bị thực dân Pháp cấm diễn.
Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, Ca Văn Thỉnh được bổ nhiệm làm Đốc học tỉnh Bến Tre. Tháng 8-1945, ông tham gia cướp chính quyền ở tỉnh. Năm 1946, là thành viên phái đoàn khu 8 vượt biển ra Trung ương báo cáo tình hình, xin chi viện cho chiến trường Nam Bộ và được mời nhận chức vụ Quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Chính phủ Kháng chiến.
Năm 1952, ông trở lại chiến trường Nam Bộ, được phân công làm ủy viên UBKCHC Nam Bộ, kiêm ủy viên Ủy ban Liên Việt Nam Bộ. Sau hiệp định Genève (1954), tập kết ra Bắc, đã kinh qua các công tác: phụ trách vụ Đông Nam Á Bộ Ngoại giao, Đại sứ ở Campuchia, Giám đốc Thư viện Khoa học Trung ương. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975), ông được cử làm Viện trưởng Viện Khoa học xã hội miền Nam, đại diện Ủy ban Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong suốt mấy chục năm trời từ sau CMT8-1945, Ca Văn Thỉnh hoạt động liên tục cho đến khi nghỉ hưu và đã có nhiều cống hiến to lớn trên các mặt chính trị, xã hội, giáo dục. Do đó, được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất.
Với bút hiệu Ngạc Xuyên (có nghĩa là Rạch Cá Sấu - một địa danh của quê hương), trong KCCP, ông bắt đầu giới thiệu văn thơ yêu nước của các sĩ phu Nam Bộ, trên các báo chí cách mạng. Tập kết ra Bắc, ông vẫn cần mẫn nghiên cứu, dịch, giới thiệu phần thơ văn này trên các báo Văn nghệ, trên Tạp chí Văn học…Ông cùng với Bảo Định Giang biên soạn cuốn Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, Thơ văn Nguyễn Văn Thông. Sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng, tuy tuổi già sức yếu, ông đã để công biên soạn cuốn Hào khí Đồng Nai, một tập sách phân tích, đánh giá những đặc trưng văn hóa của Nam Bộ.
Cảnh Thịnh
Cảnh Thịnh Hoàng đế (Thời gian ở ngôi 1793-1802)
Nguyễn Quang Toản (sinh Qúi Mão 1783- mất Nhâm Tuất 1802)
Quang Trung mất ở tuổi 39, khi các con còn nhỏ. Quang Toản là con trưởng mà cũng mới lên 10. Sinh thời, Quang Trung đã lập Quang Toản lên Thái tử. Sự lựa chọn này có lẽ là chính xác. Trước khi mất, Quang Trung đã nhận xét về Thái tử như sau:
- Thái tử là người có tư chất, nhưng tuổi hãy còn nhỏ.
Năm Quí Sửu (1793) Quang Toản chính thức lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh, sai Ngô Thì Nhậm sang nhà Thanh báo tang và xin sắc phong. Vua Thanh vốn đã sắc phong cho Quang Toản làm Thái tử khi vua Quang Trung còn sống nên lập tức xuống chỉ phong Toản làm An Nam Quốc vương. Án sát Quảng Tây được lệnh làm sứ thần đến Bắc Thành, Quang Toản cũng sai người đóng giả nhận thay. Sứ thần nhà Thanh có biết việc ấy song không có phản ứng gì.
Quang Toản lên ngôi vua, vẫn để hai em là Quang Thùy và Quang Bàn giữ tước vị cũ, dùng cậu là Bùi Đắc Tuyên làm Thái sư Giám quốc trông coi mọi việc trong ngoài; Thái úy Phạm Công Hưng giữ việc quân; Trung thủ phụng chính Trần Văn Kỷ làm ở Trung thư cơ mật và Trần Quang Diệu giữ việc văn thư lệnh thị.
Quang Toản tuổi còn nhỏ, mọi việc đều quyết định bởi Bùi Đắc Tuyên. Từ đó Đắc Tuyên ngày càng chuyên quyền, trong ngoài đều oán. Đại thần trong triều ngoài trấn nghi kỵ lẫn nhau, Quang Toản không ngăn chặn nổi đành chỉ khóc lóc mà thôi. Giữa lúc đó lại có cận thần gièm pha rằng, oai quyền của Trần Quang Diệu quá lớn, mưu đồ cướp ngôi… Quang Toản tin là thật, liền rút hết binh quyền của Trần Quang Diệu. Trần Quang Diệu gửi mật thư vào Quy Nhơn hẹn với Lê Văn Trung đem quân ra phế hạ Quang Toản, lập Quang Thiệu lên ngôi.
Việc không thành, Quang Thiệu bị giết, Lê Văn Trung bị chém. Con rể Lê Văn Trung
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Trung Châu
Dung lượng: 1,46MB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)