áp dụng trong nông nghiệp

Chia sẻ bởi Phạm Xuân Nam | Ngày 14/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: áp dụng trong nông nghiệp thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Trường ĐHNL TP Hồ Chí Minh
Khoa Cơ Khí Công Nghệ
Lớp DH05CK
SVTH: Phạm Xuân Nam 05118053

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC
MÁY GIEO TRỒNG

Hiện nay nhu cầu cần tăng sản lượng cũng như số lường lương thực ngày càng tăng cao để đáp ứng nhu cầu lương thực nhiều biện pháp thâm canh nâng cao năng suất cây trông
I: 10 biện pháp thâm canh nhằm tăng năng suất cây trồng
(Theo tài liệu kỹ thuật nông học Trường ĐHNL TP Hồ Chí Minh)
- Cải tạo đất bón vôi, bón lót, cày sâu từ 20-30 cm
- Chọn giống trước khi gieo trồng công nghệ sản suất giống
- Xử lý hật giống trước khi gieo (xủ lý không, xư lý ướt …
- Trồng bảo đảm mật độ cây trông
- Bón phân cân đối theo hệ thống
- Tưới tiêu, diệt cỏ dại…
- Sủ dụng chất điều hòa tăng trưởng
- Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp
- Ad cơ giới hóa
- Phủ bạt, nilon PMG
Ngày nay, việc sử dụng màng phủ nông nghiệp đã trở nên rất phổ biến trong nghề trồng rau, rộ nhất là trồng dưa hấu tết, nhờ các lợi điểm của nó như khống chế được cỏ dại, giữ ẩm độ, phân bón cho đất, giữ sạch sản phẩm rau trái và đặc biệt là có thể xua đuổi côn trùng gây hại...
Vật liệu dùng làm màng phủ phổ biến nhất hiện nay là plastic với mặt trên là màu xám bạc để phản chiếu ánh sáng mặt trời, mặt dưới là màu đen để giữ nhiệt độ và khống chế sự phát triển của cỏ dại .Vật liệu này đã được sản xuất trong nước với giá phù hợp với lợi tức của người trồng rau.
II: Thuận lợi và bất lợi của màng phủ nilong trong nông nghiệp
A) Thuận lợi:
(Những kết quả nghiên cứu sử dụng màng phủ để trồng rau trên thế giới và Trường Đại Học Cần Thơ đã cho thấy có nhiều thuận lợi)
1. Hạn chế côn trùng gây hại:
Màu xám bạc của màng phủ có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời nên cung cấp thêm ánh sáng và xua đuổi rầy mềm, bù lạch (côn trùng môi giới truyền bệnh siêu vi khuẩn gây xoăn đọt), bọ rầy dưa. Ngoài ra còn giảm ấu trùng bọ rầy dưa cắn phá rễ cây dưa; giảm sâu ăn tạp, sâu trưởng thành lẫn trốn dưới đất lên cắn phá cây rau vào ban đêm. Vì vậy sử dụng màng phủ giảm số lần phun xịt thuốc sâu trên rau đặc biệt là giai đoạn cây con (20 ngày sau khi trồng). Hiệu quả giảm sự tấn công của côn trùng gây hại cũng giảm khi tán lá cây càng lớn
2. Hạn chế bệnh hại:
Màng phủ cách ly mầm bệnh tấn công từ đất hay từ rơm lên cây, bề mặt màng phủ khô nhanh sau khi mưa, bộ lá chân luôn khô ráo, không thuận lợi cho nấm bệnh phát triển nên giảm được bệnh do nấm Rhizoctonia, Sclerotium trên gốc thân, giảm bệnh đốm phấn, thán thư trên bộ lá dưa leo
3. Hạn chế cỏ dại:
Màng phủ có một mặt đen ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ, không cần làm cỏ trên mặt liếp trong suốt thời gian cây rau ở ngoài đồng. Cỏ dại không những cạnh tranh dinh dưỡng với rau mà còn là nơi trú ngụ của côn trùng gây hại, làm cỏ không những tốn chi phí mà còn làm làm động rễ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây rau
4. Điều hoà độ ẩm mặt đất và giữ cấu trúc dất:
Mùa nắng mặt đất có màng phủ ngăn cản sự bốc hơi, giữ độ ẩm tốt, đỡ công tưới nước .Mùa mưa, lượng nước mưa không trực tiếp rơi trên mặt liếp nên rễ cây không bị úng nước, mặt liếp không bị xói mòn, không lèn mặt, đất giữ cấu trúc tơi xốp và độ ẩm ổn định trong suốt mùa vụ nên bộ rễ phát triển tối đa, rộng khắp mặt liếp
5. Giữ phân bón:
Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi của phân đạm (Urea), làm giảm sự thẩm lậu và rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to .Sự hấp thu các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg từ bộ rễ cây trồng có sử dụng màng phủ cao hơn 1,4-1,5 lần so với mặt đất trần (không phủ); phân bón sử dụng cho rau hữu hiệu hơn.
6. Hạn chế độ phèn, mặn:
Đất nhiễm phèn, mặn có sử dụng màng phủ sẽ hạn chế bớt vì màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn, năng suất cây trồng tăng cao hơn.
7. Tăng nhiệt độ đất:
Màng phủ giữ ấm mặt đất vào ban đêm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Xuân Nam
Dung lượng: 20,83MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)